Canxi là một trong những chất quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển thể chất và chiều cao của trẻ em, thiếu hụt canxi là nguyên nhân chính dẫn đến thấp còi ở trẻ em Việt Nam, do đó bổ sung canxi cho trẻ trong độ tuổi phát triển là bước cần được chú trọng và theo sát thường xuyên cho trẻ mỗi ngày cho đến hết tuổi trưởng thành.
Thiếu hụt canxi có thể gây nên những hậu quả lớn đối với trẻ, tuy nhiên thừa canxi cũng là một tình trạng gây nguy hiểm, nhẹ thì sẽ làm giảm hấp thụ các khoáng chất khác như magie, phốt pho; nặng hơn thì có thể bị ngộ độc canxi và xuất hiện tình trạng nôn ói, chóng mặt. Dưới đây là những thông tin các mẹ cần biết để bổ sung canxi đúng cách cho các con :
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhu cầu canxi theo độ tuổi cụ thể như sau:
Độ tuổi | Lượng Canxi (mg/ngày) |
Dưới 6 tháng tuổi | 300 |
Từ 7 – 12 tháng | 400 |
Từ 1 – 3 tuổi | 500 |
Từ 4 – 6 tuổi | 600 |
Từ 7 – 9 tuổi | 700 |
Trẻ từ 11 tuổi | 1.000 |
Trên 11 tuổi | 1.200 |
Thời gian phù hợp nhất để bổ sung Canxi cho trẻ
Uống canxi cho trẻ tốt nhất lúc nào trong ngày, trước ăn hay sau khi ăn và có nên uống canxi vào buổi tối là những vấn đề nhiều phụ huynh sẽ vướng mắc khi bắt đầu cho bé bổ sung canxi. Dưới đây là những quy tắc giúp mẹ bổ sung canxi hiệu quả nhất cho con :
- Không bổ sung Canxi cho trẻ sau 14h, bởi nếu bổ sung về chiều và tối, chất chua sẽ bài tiết suốt đêm vừa cản trở hấp thụ chất vôi, vừa khiến trẻ khó ngủ.
- Nên bổ sung Canxi cho bé vào buổi sáng hoặc trưa, kết hợp vận động để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hấp thụ Canxi.
- Không cho trẻ uống Canxi khi đói, chỉ cho trẻ uống trong hoặc sau bữa ăn.
- Rau xanh vừa chứa Canxi vừa giàu chất xơ nên cần tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn của trẻ, chất xơ hỗ trợ chuyển hoá Canxi nhanh.
Một số thực phẩm giàu Canxi cho trẻ
Có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung canxi tự nhiên như:
- Hải sản: Tôm, cua, hàu, cá, ngao, sò, ghẹ ..
- Các loại đậu: Đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu tương ..
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa công thức, sữa bò, sữa chua, phô mai …
- Các loại rau củ: Rau cải, rau dền, rau chân vịt, giá đỗ, súp lơ, cà chua, cà rốt, khoai lang …
- Các loại trái cây: Cam, quất vàng, kiwi, chuối, me, mít, dâu tây …
Những lưu ý quan trọng khi bổ sung Canxi cho trẻ
1. Bổ sung đồng thời cùng Vitamin D
Bổ sung vitamin D cho bé sẽ giúp sự hấp thụ canxi cho cơ thể hiệu quả hơn, đây là chất dinh dưỡng cần bổ sung cho bé hàng ngày. Các thực phẩm hải sản, trứng, sữa.. cũng là nguồn vitamin D chất lượng cho bé, ngoài ra tắm nắng vào lúc sáng sớm cũng rất cần thiết để cung cấp vitamin D cho bé một cách tự nhiên.
2. Không nên bổ sung phốt pho nhiều hơn Canxi
Phốt pho và canxi đều là chất cần thiết cho sự phát triển của bé, tuy nhiên cách bổ sung với tỉ lệ như thế nào lại rất quan trọng để đảm bảo sự hấp thu, nếu mất cân bằng giữa lượng canxi và phốt pho cơ thể cần, con bạn sẽ có nguy cơ thiếu canxi. Lí do là bởi nếu cơ thể đã hấp thụ quá nhiều phốt pho thì lượng canxi nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Theo nghiên cứu, tỉ lệ canxi và phốt pho an toàn cho cơ thể là 2:1, dựa vào cách thức này bạn không nên dùng nhiều thực phẩm có chứa phốt pho như cá hồi, sữa, trứng v.v..
3. Magiê và sự hấp thụ Canxi
Magie là chất bổ sung cần thiết để canxi được tiến vào xương, đây là một chất được thêm vào trong các loại viên thực phẩm chức năng Canxi để hấp thụ tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên chất này lại có thể ảnh hưởng đến hấp thụ canxi nếu quá liều. Do cả canxi và magie đều có hóa trị 2 nên sẽ gây nên sự cạnh tranh hấp thụ, bạn không nên dùng magie quá nhiều khi đang bổ sung canxi, chất này cũng không có nhu cầu bổ sung thêm cho cơ thể.
4. Thực phẩm có muối bất lợi cho sự hấp thụ Canxi
Cả canxi và natri đều có khả năng tái hấp thụ trong cơ thể và sinh ra sự cạnh tranh lẫn nhau khi hấp thụ cùng một thời điểm. Lượng natri quá cao sẽ làm giảm hấp thụ canxi. Do đó, chúng ta nên hấp thụ ít hơn 6 gram muối theo WHO ( tổ chức Y Tế Thế Giới ). Thực tế cách để khắc phục tận gốc tình trạng này là bố mẹ có thói quen ăn nhạt hoặc điều chỉnh từ thói quen ăn mặn sang ăn nhạt và cho con ăn từ nhỏ để bé dễ dàng chấp nhận những món ăn nhạt.
5. Thực phẩm Axit phytic, Axit oxalic và Canxi
Sự kết hợp giữa các loại thực phẩm có chứa acid phytic, acid oxalic khi gặp canxi sẽ tạo thành các chất không hòa tan gây khó hấp thụ canxi. Đối với trẻ nhỏ việc bổ sung canxi sẽ trở thành vô dụng thậm chí có hại cho cơ thể nếu đồng thời sử dụng các sản phẩm không phù hợp. Rau cải bó xôi, măng, đậu nành, hành.. là những thứ cần tránh trong thực đơn hàng ngày cho bé khi bổ sung canxi.