Những quan niệm sai lầm về smartphone mà ai cũng mắc phải

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Những điều tưởng như đơn giản nhưng vẫn có rất nhiều người sử dụng smartphone đều có quan niệm không đúng.

Smartphone có màn hình độ phân giải càng cao thì càng nét

Trong cuộc chạy đua giữa các nhà sản xuất smartphone, chúng ta đã có được những chiếc điện thoại thông minh sở hữu màn hình với độ phân giải siêu cao. Từ HD, FullHD, sau đó là 2K QuadHD của chiếc LG G3 hay 4K trên chiếc Sony Xperia Z5 Premium. Những độ phân giải siêu cao thậm chí cũng chỉ mới được áp dụng trên các dòng tivi cao cấp.

Quan niệm sai lầm về smartphone
Quan niệm sai lầm về smartphone

Một số người cho rằng độ phân giải trên màn hình smartphone càng cao thì hình ảnh sẽ càng sắc nét vì chúng ta luôn nhìn điện thoại ở cự ly gần. Nhưng sự thực thì điều này chỉ đúng một phần nhỏ. Chỉ có các màn hình smartphone có độ phân giải dưới HD ở thời điểm trước đây khi sử dụng bình thường mắt người mới có thể nhận ra hiện tượng rỗ, vỡ hình, bởi mật độ điểm ảnh nhỏ, vẫn nằm trong giới hạn nhìn của đôi mắt.

Với các loại màn hình chuẩn Retina của Apple, trên các điện thoại Android là sử dụng màn hình FullHD, 2K hay 4K thì mắt người hoàn toàn không nhận ra được sự khác biệt. Đồng nghĩa với việc độ phân giải tăng cao thêm cũng không khiến chúng ta cảm thấy hình ảnh sắc nét hơn. Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất giữa các loại màn hình, cũng như đặc trưng cho các hãng sản xuất sẽ nằm ở màu sắc, độ tương phản, khả năng thể hiện sắc đen và độ sáng màn hình.

Camera nhiều chấm thì chụp ảnh đẹp

Quan niệm sai lầm về smartphone
Camera nhiều chấm thì chụp ảnh đẹp

Quan niệm này đã được chứng minh là hoàn toàn sai lầm. Số lượng pixel của camera quyết định độ lớn của bức ảnh chụp được, là một bức ảnh kích thước lớn không đồng nghĩa với một bức ảnh đẹp. Và việc một chiếc điện thoại sở hữu camera 23 Megapixel cũng không quyết định việc chiếc điện thoại đó chụp ảnh đẹp. Chất lượng ảnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có kích thước cảm biến. Cảm biến lớn thường có kích thước điểm ảnh lớn hơn, thu được lượng ánh sáng nhiều hơn, một phần quan trong trong nhiếp ảnh.

Sạc qua đêm sẽ làm chai pin

Một số người thường dùng điện thoại cả ngày và cắm sạc trước khi đi ngủ, rút sạc vào sáng hôm sau. Một số khác cho rằng làm như vậy sẽ khiến cho pin bị chai và chẳng mấy sẽ bị hỏng. Các smartphone hiện nay đa số sử dụng pin lithium-ion, có khả năng ngừng nhận dòng điện cung cấp khi đã sạc đầy. Tức là điện thoại của bạn sẽ không tiếp tục sạc nữa sau khi đã đầy, dù bạn có cắm sạc suốt cả đêm. Tuy vậy, thói quen này có làm chai pin điện thoại hay không vẫn còn bị bỏ ngỏ vì chưa có một nghiên cứu chính thức nào chứng minh.

Quan niệm sai lầm về smartphone
Sạc qua đêm sẽ làm chai pin

Phải dùng hết pin điện thoại rồi mới sạc

Pin trên những chiếc smartphone “ghi nhớ” một vòng sạc khi chúng ta sử dụng hết 100% pin. Tuy nhiên, việc buộc phải sử dụng cạn pin rồi mới sạc lại đầy 100% là không cần thiết, thậm chí gây hại nếu làm quá thường xuyên bởi khi đó một số cell pin có thể bị vô hiệu hóa. Bạn có thể sử dụng và sạc lại điện thoại bất cứ lúc nào cần thiết. Các chuyên gia thường đề nghị việc để cạn pin và sạc đầy lại nên làm 1 lần mỗi tháng là tối ưu nhất.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Điện thoại di động