Những thành phần tuyệt đối không nên có trong các sản phẩm chăm sóc da dầu và mụn

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Da dầu có ưu điểm là chậm lão hóa nhưng các bạn gái vẫn thường "khóc thét" bởi những nốt mụn "từ trên trời rơi xuống". Nếu muốn là da dầu khỏe mạnh và không bị mụn thì dưới đây là những thành phần mà bạn tuyệt đối nên tránh khi lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da.

Đọc kỹ bảng thành phần trong các mỹ phẩm chăm sóc da hay trang điểm là một trong những bước quan trọng giúp bạn tìm được loại mỹ phẩmphù hợp và an toàn cho da. Đừng quá tin vào những lời quảng cáo hay giới thiệu “có cánh” từ nhà sản xuất bởi đã tung ra sản phẩm thì hãng nào cũng sẽ dành những lời mỹ miều nhất cho sản phẩm của mình. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm đó chính là trang bị cho mình những kiến thức chuẩn để không bị “lừa” khi đi mua mỹ phẩm.

Có những thành phần mỹ phẩm mà da dầu và da mụn nên tránh

Có những thành phần mỹ phẩm mà da dầu và da mụn nên tránh

Nếu da bạn thuộc làn da dầu và mụn thì có rất nhiều thành phần mỹ phẩm bạn phải tránh bởi chỉ cần một chút thành phần đó thôi cũng có thể khiến da bạn toàn mụn là mụn. Dưới đây là list những thành phần cần tránh khi lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da bạn cần phải nhớ.

– Butyl Stearate

– Cetearyl alcohol + ceteareth : thường có trong dầu xả

– Cetyl acentate

– Cocoa butter

– Coconut butter

– Cottonseed oil

– D&C Red #17, #21, #3, #30, #36

– Decyl oleate

– Dioctyl succinate

– Disodium monooleamido PEG 2-sulfosuccinate

– Ethylhexyl palmitate

– Glyceryl stearete SE

– Glyceryl-3-diisostearate

– Hexadexyl Acohol

– Hydrogenated vegetable oil

– Isocetyl acohol, stearate, oleate, isostearate, linolate, palmitate, neopentanoate

– Isopropyl myristate, myristyl myristate

– Lanolin

– Laureth 23, laureth 4

– Lauric acid

– Myristyl lactate

– Octyl palmitat, stearate

– Oleth-3

– Oleyl alcohol

– PEG 200 dilaurate

– PEG 8 stearate

– PG monostearate

– Polyglyceriyl-3-diisostearate

– Solulan 16

– Sorbitan oleate

– Steareth 10

– Stearic acid TEA

– Stearyl heptanoate

Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận với các sản phẩm có ghi non-comedogenic hay oil free bởi đôi khi đó là “chiêu” marketing của các nhà sản xuất. Tốt nhất là hãy tự tìm hiểu các thành phần nên dùng và không nên dùng. Ngoài ra nổi mụn còn dính với các thể loại silicones, nó chỉ gây ra mụn đầu đen thôi nhưng vẫn rất khó chịu, thành phần này lại thường có trong các loại foundation, chính vì vậy, da dầu và mụn không nên dùng nhiều foundation dạng kem/nước mà nên dùng powder để tránh “-cone” đặc biệt là dimethicone. Tất nhiên, tùy theo cơ địa từng người mà các thành phần có “phát huy” được tác hại hay không. Hãy lắng nghe làn da của bạn để có được câu trả lời tốt nhất.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Quy trình chăm sóc da hàng ngày cho cô nàng da mụn

Quy trình chăm sóc da hàng ngày cho cô nàng da mụn

Da mụn không đòi hỏi phải chăm sóc cầu kỳ, bạn chỉ cần chú ý bước làm sạch, trị mụn với các sản phẩm phù hợp thì sớm muộn gì đám mụn kia cũng sẽ bị "đánh bại"! Dưới đây là các bước chăm sóc da mụn bạn cần ghi nhớ!

Tin tức về Cuộc sống

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột công thức pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn. Thế nhưng đâu là lựa chọn tốt cho con? Với các bé có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì dòng sữa bột công thức pha sẵn IQLac Colostrum là một lựa chọn đáng quan tâm.