Passive radiator là gì? Tác dụng của nó trong thiết kế loa hiện nay?

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Passive Radiator hoạt động trong những chiếc loa JBL, Sony, Bose,... như thế nào? vì sao nó lại là một trong những yếu tố quyết định dải âm tần số thấp của loa.

Passive radiator là gì?

Nếu bạn đang sở hữu một mẫu loa Bluetooth của JBL hay Harman Kardon, bạn đã bao giờ thắc mắc về miếng kim loại hình tròn đặt hai bên loa chưa? Liệu đó có phải là 1 củ loa đơn thuần, mình xin trả lời, dó chính là màng rung thụ động, tiếng Anh gọi là Passive Radiator, một thành phần rất quan trọng trong cấu tạo của loa Bluetooth hiện đại, mang lại một âm thanh ấm, dày, bass khỏe trong những chiếc loa nhỏ bé.

Về cơ bản, Passive Radiator  là một Driver loa, tuy nhiên lại chỉ bao gồm một màng cao su là gân loa và một miếng kim loại nặng, không có tín hiệu đầu vào như Driver thường, mà dao động để tạo nên âm thanh là nhờ luồng khí trong thùng loa từ các Driver khác trong hệ thống loa, Passive Radiator không có nam châm và cuộn dây như ở Driver bình thường.

Tác dụng của Passive Radiator trong thiết kế loa hiện nay?

Như các bạn đã biết, âm thanh về bản chất là sự dao dộng của không khí. Khi Driver hoạt động, màng loa đẩy không khí ở cả mặt trước và sau, thường thì âm Mid Treb sẽ được tái tạo ở mặt trước driver, còn âm Bass chiếm nhiều lượng hơn ở mặt sau.

Ở đa số loa thung mini, để Driver hoạt động một cách hiệu quả, các kĩ sư thiết kế một ống thông hơi dẫn từ trong thùng cộng hưởng hướng ra ngoài. Mục đích của ống này là dẫn đường cho luồng khí của âm Bass ở đằng sau Driver chạy được ra khỏi thùng và đến tai người nghe. Kích thước thùng chứa loa phải đủ lớn để có thể sắp xếp các bộ phận bên trong loa cùng với đường đi của ống thông hơi.

Tuy nhiên với kích thước nhỏ của một chiếc loa bluetooth, việc thiết kế lỗ thông hơi cho hệ thống Driver bên trong loa gần như là không thể. Đồng thời, ta cũng không thể bịt kín hay để hở thân loa vì như vậy âm Bass sẽ đánh không hiệu quả, gây hao phí năng lượng pin. Điều này sẽ được chứng minh rõ ràng nhất nếu bạn mở chiếc JBL hay chiếc loa bluetooth tương tự, rồi thử tháo một bên driver ra và nghe nhạc. Âm thanh lúc đó sẽ rất tệ phải không ? Mid sẽ mỏng dẹt, Treble sẽ trở nên chói gắt còn Bass thì gần như mất hẳn. Đó chính là lúc các nhà sản xuất cần đến sự giúp đỡ của Passive Radiator.

Cách thức hoạt động của Passive Radiator

Màng rung thụ động hoạt động dựa trên áp lực không khí trong ruột loa kín. Bạn hãy tưởng tượng khi một tiếng Bass trong bản nhạc được đánh, Driver sẽ đánh ra ngoài một phát, rồi sau đó theo lực đàn hồi của màng cao su mà đập trở lại vào trong, tác động vào màng rung. Điều này giúp cho âm bass sinh ra ở phía sau Driver không bị kẹt trong ruột loa, thay vào đó lực đã được truyền qua không khí trong loa, rồi sau đó đánh vào Passive Radiator để cuối cùng là phát ra ngoài.

Phương pháp sử dụng màng loa thụ động giúp cải thiện âm thanh tần số thấp cho loa rất nhiều. Không những vậy, công nghệ này còn làm cho kích thước loa được giảm đi đáng kể (nhất là loa Bluetooth) mà không làm giảm âm lượng hay chất âm chung của loa.

Thương hiệu âm thanh nào đang sử dụng Passive Radiator?

Passive Radiator được hầu hết các thương hiệu âm thanh nổi tiếng hiện nay sử dụng, có thể kể đến Harman Kardon, JBL, Sony, Bose, Klipsch, B&O… Dựa vào sự tính toán âm học của mỗi hãng mà tấm màng rung này sẽ được thiết kế theo nhiều kích thước, hình dạng, chất liệu và màu sắc khác nhau.

Trong số tất cả các hãng đó, Harman Kardon và JBL là trường hợp đặc biệt khi đã sáng tạo, biến Passvie Radiator thành một nét riêng trong thiết kế của mình, chất liệu kim loại sang trọng, được trang trí logo hãng đẹp mắt và đặt ngay phía ngoài loa. Khi loa đập, những miếng tròn tròn này nẩy lên theo từng nhịp trống trông rất ư là thích mắt.

Trên đây là một số kiến thức về Passive Radiator, hay màng loa thụ động, hi vọng bài viết này cung cấp cho bạn đọc một chút thông tin thú vị về các sản phẩm âm thanh.

Tin tức về Loa - Micro - Tai nghe

So sánh loa JBL Charge 6 và JBL Charge 5 – 8 lý do bạn nên nâng cấp

So sánh loa JBL Charge 6 và JBL Charge 5 – 8 lý do bạn nên nâng cấp

JBL Charge series từ lâu đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong phân khúc loa Bluetooth di động, và JBL Charge 5 cũng không phải là ngoại lệ với âm thanh đặc trưng, thiết kế chắc chắn cùng thời lượng pin ấn tượng. Nhưng Charge 6 với hàng loạt nâng cấp mới sẽ còn giá trị hơn.
So sánh JBL Flip 7 và JBL Charge 6 – Loa bluetooth nào đáng mua hơn?

So sánh JBL Flip 7 và JBL Charge 6 – Loa bluetooth nào đáng mua hơn?

Hai mẫu loa Bluetooth mới nhất từ JBL, Flip 7 và Charge 6 đã chính thức ra mắt vào tháng 4 năm 2025 và ngay lập tức thu hút sự quan tâm từ giới yêu công nghệ. Cả hai đều có đặc điểm nổi bật, song cũng tồn tại những điểm khác biệt chính nhằm đáp ứng đối tượng người tiêu dùng khác nhau.
Tai nghe Bowers & Wilkins Px7 S3 có xứng đáng với giá tiền hay không?

Tai nghe Bowers & Wilkins Px7 S3 có xứng đáng với giá tiền hay không?

Tai nghe Bowers & Wilkins Px7 S3 mang đến những cải tiến vượt trội so với người tiền nhiệm Px7 S2e: thiết kế tinh tế hơn, chất lượng âm thanh được nâng cấp đáng kể và khả năng khử tiếng ồn chủ động (ANC) vượt trội. Nhưng, câu hỏi đặt ra là liệu những nâng cấp này có đáng với mức giá cao?
JBL Tour One M3 – Chống ồn tiên tiến với công nghệ thông minh

JBL Tour One M3 – Chống ồn tiên tiến với công nghệ thông minh

Tai nghe chống ồn cao cấp JBL Tour One M3 mang đến trải nghiệm nghe nhạc liền mạch và chất lượng vượt trội nhờ sự kết hợp của công nghệ Smart Tx và codec LC3, không chỉ kéo dài pin lên đến một tuần mà còn nâng tầm cách kết nối, thưởng thức âm nhạc của người dùng.
Sony WH-1000XM4 – "Cựu vương" có còn đáng mua khi đã có WH-1000XM6?

Sony WH-1000XM4 – "Cựu vương" có còn đáng mua khi đã có WH-1000XM6?

Dù ra mắt từ năm 2020, tai nghe Sony WH-1000XM4 vẫn là một đối thủ đáng gờm trên thị trường tai nghe không dây cao cấp. Với thiết kế thoải mái tuyệt vời, hiệu năng ổn định và mức giá hấp dẫn, liệu chiếc tai nghe này có còn là lựa chọn tốt khi mà WH-1000XM6 đã ra mắt hay không?