So sánh Chromebooks và laptop chạy Windows 10 (Phần 4: Làm việc cùng video)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Về khả năng trình chiếu và làm việc cùng ảnh/video, có thể thấy rằng những laptop chạy Windows nổi trội và hỗ trợ tốt hơn khi so sánh với những mẫu Chromebook hiện nay.

Trong những năm gần đây, Chromebook là một trong những thiết bị di động có độ tăng trưởng mạnh nhất trong nhiều năm qua. Trên thực tế, các thế hệ Chromebook đang ngày một quen thuộc với người dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các khu vực Bắc Mỹ và châu Âu.

Mặc dù, thành công là vậy, nhưng phần đông người dùng tại Việt Nam hiện vẫn rất thờ ơ với các dòng máy Chromebook. Lý do khá đơn giản đó là bởi chúng ta đã quá quen với sự đa năng của Windows hay OS X trên máy Mac, và ít ai lại muốn dùng 1 chiếc máy chỉ chạy được mỗi trình duyệt web cả.

Tuy vậy, máy Chromebook vẫn sở hữu rất nhiều ưu điểm đáng chú ý, mà một trong số đó là giá thành rất rẻ của chúng (chỉ khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng). Cùng so sánh các tính năng của Chromebook với những mẫu laptop thông thường được hỗ trợ phiên bản Windows 10 tại thời điểm hiện nay qua bài viết bên dưới đây.

So sánh về khả năng làm việc cùng ảnh và video

Với sự ra mắt của mình, Windows 10 mang tới rất nhiều tính năng, phần mềm hỗ trợ người dùng về khả năng chỉnh sửa hình ảnh, video, bao gồm cả các phần mềm chuyên nghiệp của Adobe – thứ thậm chí chẳng hề tồn tại trên những hệ máy Chromebook.

Tất cả những gì mà người dùng có thể tìm kiếm trên hệ điều hành Chrome OS là một vài tùy chỉnh hình ảnh đơn giản, thí dụ như Photoshop Express, Pixel Editor. Tại điều kiện thực tế, khả năng làm việc với hình ảnh độ phân giải cao trên Chromebook mặc dù chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tính chuyên nghiệp, nhưng cũng đủ để phục vụ các nhu cầu thông thường.

Một ưu điểm đó là máy xử lý hình ảnh, cũng như video với tốc độ khá, và có tốc độ điều hướng nhanh. Chromebook cũng có khả năng làm việc tốt cùng các layer ảnh, hỗ trợ overlay, font chữ, cũng như điều chỉnh độ tương phản, độ mờ,… Có thể nhận định rằng đối với nhu cầu chỉnh sửa ảnh thông thường, thì các tính năng cơ bản trên hệ điều hành ChromeOS đã có thể đáp ứng rất tốt.

Đối với, Windows 10 bên cạnh việc hỗ trợ người dùng tải về và cài đặt rất nhiều ứng dụng chỉnh sửa chuyên nghiệp có, nghiệp dư có, và đơn giản có, phiên bản hệ điều hành mới này còn cho phép bạn thực hiện các tùy chỉnh chỉnh sửa ảnh đơn giản ngay khi bạn đang nhấn xem chúng. Các tùy chỉnh này bao gồm xoay ảnh, cắt ảnh, tự động làm đẹp, thay đổi độ tương phản, độ bão hòa màu sắc.

Điểm độc đáo của các tính năng chỉnh sửa ảnh này đó là chúng rất đơn giản và dễ làm quen, nhất là khi bạn là người dùng di động và đã quen thuộc với các phần mềm như Instagram, Photo360, hay Afterlight trên smartphone. Nếu muốn tìm kiếm sự chuyên nghiệp hơn, người dùng luôn có lựa chọn tải về các ứng dụng như Adobe Photoshop, Corel Draw,.. chứ không bị bó buộc như trên hệ điều hành Chrome OS.

Về khả năng chỉnh sửa và trình chiếu video, cả Windows 10 và Chrome OS đều không hỗ trợ tất cả các định dạng dữ liệu tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, với hệ điều hành mở của mình, người dùng Windows hoàn toàn có thể tải về các đoạn codecs để hoàn thiện bộ sưu tập của mình. Trong khi đó, người dùng Chrome OS lại bị hạn chế với một vài định dạng video.

Cụ thể, những chiếc Chromebook chỉ hỗ trợ các định dạng video bao gồm .3gp, .avi, .mov, .mp4, m4v, .mp3, .mkv, .ogv, .ogm, .ogg, .oga. .webm và .wav. Một vài định dạng phổ biến bị thiếu mất bao gồm .aac của iTunes, hay định dạng .h264 của các máy quay video. Do đó, có thể nhận định rằng Chromebook không hỗ trợ khả năng trình chiếu và làm việc cùng video tốt như những laptop chạy Windows nói chung, và bản Windows 10 nói riêng.

(còn tiếp)

Nguyễn Nguyễn

Theo LaptopMag

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy tính - Laptop

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.
Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Acer Aspire 5 A514-55-5954 được thiết kế với các yếu tố mỏng gọn, nhẹ nhàng, cấu hình tốt để mang đến cho người dùng phổ thông một chiếc laptop văn phòng hiệu quả trong tầm giá 15 triệu đồng.