Asus ZenFone 2 Laser
Ưu điểm củaAsus Zenfone 2 Laser:
– Thiết kế ưa nhìn
– Camera ấn tượng với khả năng lấy nét bằng laser
– 2 SIM, kết nối 4G
– Thời lượng pin tốt
Nhược điểmcủaAsus Zenfone 2 Laser:
– Hiệu năng chưa thực sự ấn tượng
HTC One M8
Ưu điểm của HTC One M8:
– Kích thước màn hình lớn, cùng khả năng hiển thị tốt
– Nhiều tính năng độc đáo với cặp camera kép
– Vỏ kim loại cao cấp, sang trọng
– Nhiều cải tiến thông minh với giao diện Sense 6 UI
– Giá thành rẻ hơn nhiều tại thời điểm ra mắt
Nhược điểm của HTC One M8:
– Ảnh chụp đôi khi bị noise và chưa thực sự hoàn hảo
– Nặng
So sánh thiết kế Asus Zenfone 2 Laser và HTC One M8
Asus Zenfone 2 Laser với mã sản phẩm là ZE550KL có không nhiều điểm khác biệt so với các thế hệ tiền nhiệm. Hai mặt của Zenfone 2 Laser vẫn với kích thước và kiểu dáng bo tròn 4 góc ấy. Hai cạnh bên được vát mỏng và di chuyển nút tăng giảm âm lượng, nút chụp ảnh xuống mặt lưng nhằm duy trì độ mỏng của thân máy.
Cạnh dưới của máy có một cổng micro-USB, cạnh trên lại bố trí nút nguồn và jack cắm tai nghe 3.5mm. Dẫu vậy, Zenfone 2 Laser vẫn được trang bị những thao tác cử chỉ người dùng quen thuộc như nhấn 2 lần vào màn hình để mở và đóng máy. Do đó, người dùng trên thực tế rất hiếm khi phải sử dụng nút nguồn.
Điểm khác biệt gần như là duy nhất của Zenfone 2 Laser so với thế hệ tiền nhiệm là cặp đèn Flash LED được bố trí bên trái ống kính camera, thay vì bên trên. Nắp lưng của Zenfone 2 Laser với chất liệu là nhựa polycarbonate có thể tháo rời chứa bên trong là pin và khe cắm SIM, thẻ nhớ microSD.
HTC One M8 có một thiết kế khá ấn tượng, tạo sự khác biệt với hầu hết các thiết bị smartphone khác trên thị trường, thậm chí là cả những siêu phẩm như Samsung Galaxy S5 hay LG G3. Điểm nổi bật nhất của chiếc smartphone này có lẽ nằm ở thiết kế kim loại nguyên khối tạo cảm giác rất “kim loại”. HTC cũng cho biết rằng chiếc M8 được cấu thành tới 90% từ kim loại, và đây là một trong những điểm khiến cho nó trở nên hết sức độc đáo.
Hai tông màu kim loại trên phiên bản One M7 cũ đã được thay thế chỉ bằng một tông màu trên M8. Chiếc smartphone này cũng có một thiết kế cong nhẹ ở mặt sau, giúp cho nó ôm sát tay hơn khi cầm.
Về kích thước tổng thể, HTC One M8 cũng lớn hơn một chút so với người tiền nhiệm của nó là chiếc M7, chủ yếu là ở kích thước màn hình, nhưng không tạo cảm giác quá lớn trên tay. Nguyên do đó là HTC đã tiết giảm tối đa chiều rộng của các cạnh viền bên, nhằm hạn chế tối đa chiều dài cũng như chiều rộng.
Ở trọng lượng, do cấu thành từ nhiều kim loại hơn, nên chiếc One M8 cũng nặng hơn một chút so với các mẫu smartphone khác cùng kích thước màn hình. Ở mặt trước, máy cũng được trang bị một tấm kính cường lực Gorilla Glass 3 cho khả năng chống xước, chống va đập rất tốt.
So sánh tính năng của Asus Zenfone 2 Laser và HTC One M8
Asus thông thường sử dụng bộ vi xử lý của Intel trên các dòng điện thoại của hãng, điển hình là những phiên bản Zenfone 2 đều dùng chip Atom SoC. Tuy nhiên thế hệ Zenfone 2 Laser lại đánh dấu một sự khác biệt khi sử dụng con chip tầm trung Snapdragon 410 và 612. Phiên bản chip 410 có giá rẻ hơn, đi kèm với 2GB RAM. Còn bản chạy Snapdragon 612 sở hữu lượng RAM lớn hơn là 3GB, giúp người dùng thoải mái hơn đôi chút trong quá trình sử dụng máy.
Phần còn lại của máy hoàn toàn tương đồng với các thế hệ Zenfone 2 cũ, bao gồm bộ nhớ trong 16GB (hỗ trợ thẻ nhớ tối đa lên tới 128GB), camera chính 13-MP, camera trước 5-MP, 2 SIM có hỗ trợ mạng 4G và pin dung lượng 3000mAh.
HTC One M8 sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon 801, con chip đã quá quen thuộc với dân chơi công nghệ khi xuất hiện hàng loạt trên các siêu phẩm smartphone cũng như tablet của năm 2014 như Samsung Galaxy S5 hay Sony Xperia Z2. Tuy nhiên trên chiếc One M8, con chip này phát huy nhiều hơn, chủ yếu là ở các tính năng của bộ lõi xử lý.
Xét về hiệu năng thực, chiếc M8 sử dụng chip Snapdragon 801 tốc độ 2.3GHz, thấp hơn một chút so với Samsung Galaxy S5 với 2.5GHz. Chiếc M8 cũng thấp hơn so với Xperia Z2 về lượng RAM, khi nó chỉ có 2GB RAM như đa số các mẫu smartphone cao cấp khác.
Tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể, và rất khó để nhận thấy trong quá trình sử dụng, còn giá thành rẻ hơn của HTC One M8 thì rất dễ nhận biết, và chúng ta có thể thấy ngay tác động trực tiếp của nó.
Ở bài thử nghiệm benchmark, HTC One M8 cũng cho một số điểm khá cao với 2840 điểm trên trình Geekbench 3, và 20556 trên trình 3DMark Gaming, cao hơn khoảng 15% so với các mẫu smartphone cũng như máy tính bảng sử dụng chip xử lý Snapdragon 800 như LG G2, hay chiếc HTC One phiên bản trước.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến bộ xử lý hỗ trợ tính năng Motion Launch độc đáo. Đặc điểm của bộ xử lý này đó là nó luôn hoạt động ngay cả khi máy ở chế độ chờ. Tính năng này cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác xử lý cảm ứng, giống như chạm 2 lần để mở khóa, hay vuốt từ trên màn hình để thoát khỏi chế độ toàn màn hình.
Ở khả năng chơi games, máy đáp ứng khá tốt ngay cả với những games mới như Asphalt 8 , hay Real Racing 3 khi chạy khá mượt, hình ảnh và chuyển động đặt ở mức hiển thị cao nhất với gần như không có khung hình nào bị mất, cũng như không gặp phải tình trạng lag, giật.
So sánh giá và nhận định
Zenfone 2 Laser dù ra mắt sau HTC One M8 rất lâu, nhưng không thể vượt hơn so với siêu phẩm một thời của HTC, bởi đây chỉ là một sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ, còn HTC One M8 vốn xuất thân tù phân khúc cao cấp.
Hiện nay, Asus Zenfone 2 Laser vẫn đáp ứng tốt các tính năng thông dụng với một mức giá rẻ, chỉ xấp xỉ 3 triệu đồng. Trong khi đó, HTC One M8 dù có phần cũ nhưng chưa hề lỗi mốt, với lõi chip xử lý Snapdragon 801 mạnh mẽ, và nền tảng phần cứng của một smartphone cao cấp. Có điều giá của HTC One M8 dù đã giảm sâu, nhưng bản chính thức vẫn đắt hơn khá nhiều với khoảng gần 4 triệu đồng.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam