OPPO R5
Ưu điểm:
– Thiết kế mỏng, ấn tượng
– Hiệu năng ổn định
– Màn hình lớn với 5,2 inch
– Sử dụng nền tảng Android 4.4
Nhược điểm:
– Thông số phần cứng chưa thực sự ấn tượng
– Giá thành còn khá đắt
BlackBerry Passport
Ưu điểm:
– Thiết kế độc đáo, ấn tượng
– Thời lượng pin khá
– Hỗ trợ khá nhiều nâng cấp dựa trên nền tảng BlackBerry
Nhược điểm:
– Hơi nặng và bất tiện nếu sử dụng bằng một tay
– Cách bố trí bàn phím cảm ứng hơi khó làm quen
– Ứng dụng chạy trên nền tảng Android gặp nhiều khá nhiều lỗi
Theo như lời giới thiệu từ nhà sản xuất OPPO, chiếc R5 mới ra mắt của họ hiện vẫn đang là mẫu smartphone có độ mỏng thấp nhất trên thế giới với chỉ 4,85mm. So với phiên bản đầu tiên là R1, có thể thấy rằng nhà sản xuất OPPO đã mang lại khá nhiều cải tiến về cả thiết kế lẫn hiệu năng.
BlackBerry Passport mặt khác vẫn giữ được nét độc đáo ở màn hình vuông ấn tượng, cùng nhiều cải tiến về phần cứng. Cùng tìm hiểu xem đâu mới là sự lựa chọn hoàn hảo nhất nhé.
So sánh về thiết kế
Điểm nhấn lớn nhất của OPPO R5 chắc chắn là giống như lời quảng cáo, đến từ thiết kế siêu mỏng của nó. Cũng phải khen ngợi cho chiếc R5 bởi mặc dù sở hữu độ mỏng đến khó tin, nhưng kiểu dáng của nó không hề quá mỏng manh, yếu ớt hay tạo cảm giác dễ bị bẻ cong.
Cũng có thể dễ dàng thấy rằng R5 hoàn toàn đáp ứng đủ các yêu cầu về độ bền và không hề dễ dàng bị bẻ cong chút nào với một bộ khung thép, thay vì chỉ khung nhôm như trên đa số các mẫu smartphone cao cấp ngày nay, bao gồm cả iPhone 6 của Apple. Bộ khung viền bao quanh này được đánh giá là khá chắc chắn, tuy nhiên không làm mất đi dáng thanh mảnh vốn có của OPPO R5.
Mặt trước của OPPO R5 vẫn là một tấm kính cường lực Gorrila Glass quen thuộc, cùng với cạnh viền cùng hoàn toàn là nhôm, hợp kim. Mặt sau cũng tương tự với cấu thành từ nhôm và tất nhiên cùng một nắp lưng không thể tháo rời.
Về phần mình, chiếc iPhone 6 cũng được đánh giá là trông nguyên khối hơn, giống như cấu thành từ một cục kim loại đồng nhất, và nó làm cho nhiều người trong chúng ta liên tưởng tới loạt HTC One, đặc biệt là chiếc M8. Tuy vậy, Apple vẫn không quên tích hợp lớp vỏ lưng kim loại này với một tấm kính cường lực (và cả ở mặt trước nữa) giúp tăng cường đáng kể khả năng chống trày xước của thiết bị.
BlackBerry Passport có thiết kế “vuông” trông khá lạ mắt và độc đáo
Như các bạn có thể nhận thấy, chiếc “passport” của BlackBerry có một thiết kế vuông khác lạ so với kiểu dáng chung của những smartphone phổ biến hiện nay. Nghe có vẻ kì quái, nhưng nhà sản xuất đại tài BlackBerry lại hết sức tin tưởng vào sự thành công của thiết kế này.
Có tạo hình gần giống với một chiếc passport thực tế, nó cũng có một độ dày khá ấn tượng với 9.3mm. BlackBerry giải thích, kích thước chiều rộng được kéo dài của nó giúp cho các thao tác xử lý văn bản, excel, hay duyệt email thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy rằng còn quá sớm để có thể nói rằng BlackBerry Passport sẽ mang lại tốc độ xử lý văn bản, duyệt email nhanh hơn so với những siêu phẩm smartphone hiện nay như Galaxy S5 hay iPhone 6 Plus, nhưng đây cũng là điều mà nhà sản xuất này mong muốn và đang hướng tới.
Điểm nhấn của BlackBerry Passport đến từ các đường viền bằng thép không gỉ bao quanh lớp vỏ nhựa plastic mềm, tạo cảm giác chắc chắn nhưng không quá nặng nề (mặc dù trọng lượng thực tế của nó khá là nặng đấy!). Và có một điểm chắc chắn đó là chiếc Passport không thể sánh được với những iPhone 6 hay HTC One M8 về vẻ đẹp sang trọng của thiết kế kim loại, thế nhưng nhìn chung nó cũng là một trong những smartphone được chăm chút khá nhiều về ngoại hình đối với các người tiền nhiệm.
Về vị trí các nút bấm, BlackBerry cũng thực hiện khá tinh tế với từng thiết kế của nút nguồn, jack cắm tai nghe, nút tăng giảm âm lượng,.. Bên cạnh đó có một nút ấn mà nhiều người nhầm tưởng là nút kích hoạt chế độ chờ, nằm giữa hai nút tăng giảm âm lượng. Trên thực tế, nút cứng này giúp chúng ta quản lý tác vụ BlackBerry Assistant và mute âm thanh.
So sánh về hiệu năng
Trong khi OPPO R5 có một thiết kế tốt, và một màn hình hiển thị ấn tượng không kém, thì phần cứng của nó lại không được như kỳ vọng. Điển hình như việc R5 chỉ sở hữu một con chip xử lý tầm trung Snapdragon 615, thay vì các thế hệ CPU đời mới như Snapdragon 800, 801, hay 805 trên các model smartphone mới nhất chạy nền tảng Android.
Các thông số khác của máy bao gồm 2GB RAM, 16GB bộ nhớ trong – không hỗ trợ thẻ nhớ microSD, và chạy nền tảng ColorOS 2.0 dựa trên Android 4.4. Tuy nhiên bấy nhiêu cũng là đủ để OPPO R5 có một hiệu năng tốt và ổn định hơn so với người tiền nhiệm R1 của nó.
Với một phần cứng như vậy, khó có thể kỳ vọng OPPO R5 có được một con số ấn tượng trên bài kiểm tra hiệu năng benchmark. Mặc dù máy vẫn đạt con số 2600 khi thử nghiệm trên trình Geekbench 3, và không bị thua quá nhiều so với thế hệ smartphone đời mới sử dụng Snapdragon 800, tuy nhiên người dùng vẫn có thể tìm thấy sức mạnh xử lý tương tự trên nhiều mẫu smartphone có giá thành rẻ hơn nhiều, điển hình như LG G2, hay Nexus 5.
Về phần mình, tuy là một thiết bị smartphone dành cho doanh nghiệp, thế nhưng chiếc Passport lại sở hữu một số thông số kỹ thuật khá ấn tượng. Cụ thể, nó được trang bị một bộ vi xử lý tốc độ 2.2GHz quad-core Snapdragon 801 cùng 3GB RAM. Để đưa ra so sánh, có thể nhìn vào siêu phẩm Galaxy S5 khi mà chiếc smartphone này chạy trên một bộ xử lý tương đương Snapdragon 801 nhưng thậm chí còn có RAM thấp hơn với chỉ 2GB.
Trong quá trình sử dụng, chúng tôi cũng không nhận thấy có bất kì dấu hiệu giật, lag khung hình khi chuyển qua lại giữa các ứng dụng, ngay cả khi thực hiện nhiều tác vụ nặng, và đa nhiệm. Nhìn chung sự cải thiện về RAM rõ ràng là đã đem lại hiệu quả ngoài mong đợi, khi mà BlackBerry Passport thậm chí có thể cạnh tranh ngang hàng với những mẫu smartphone cao cấp chạy nền tảng Android hay iOS hiện nay.
Về khả năng chơi games, cũng như thực hiện tác vụ đồ họa, Passport cũng thực hiện tốt vai trò của mình với sự hỗ trợ của lõi xử lý đồ họa Adreno 330. Và mặc dù đây không phải là thiên hướng phát triển của BlackBerry – như là một thiết bị giải trí, nhưng chúng ta có thể thấy rằng nếu cần, Passport vẫn có thể làm tốt vai trò của nó.