Các thương hiệu lớn về sản xuất xe gắn máy lớn ở Việt Nam như: Honda (Air Blade, Future Neo, Lead, Vision), Yamaha (Mio, Cuxi, Nozza, Nouvo SX135), Suzuki (Hayate),…đều đang ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử vào trong các dòng xe mới của mình, đặc biệt là các dòng xe tay ga.
Mỗi hãng có một tên gọi riêng cho công nghệ của mình nhưng chung quy lại thì về cơ bản công nghệ này đều có một nguyên lý chung. Đó là: tiết kiệm nhiên liệu, giảm lượng khí thải ra môi trường, khởi động tốt, vận hành ổn định và êm ái.Công nghệ phun xăng cũ sử dụng chế hòa khí
Trước công nghệ FI, các hãng vẫn sử dụng công nghệ chế hòa khí (bình xăng con) để hòa trộn không khí và xăng cho động cơ. Hỗn hợp này được đẩy vào trong xilanh, thực hiện nén– nổ trong lòng của xilanh, piston làm cho piston dịch chuyển và qua hệ thống cơ khí làm quay trục rồi chuyển động này qua bộ truyền xích làm dẫn động trục sau của xe.
Bộ chế hòa khí trên xe máy hoạt động theo nguyên tắc: không khí đi vào qua đường dẫn hẹp (cử phun) tạo thành chân không một phần. Do chênh lệc áp suất giữa cửa phun và bình chưa nên nhiên liệu đi qua ống phun và hòa lẫn vào dòng khí tạo thành hỗn hợp xăng- khí. Tuy nhiên, tỷ lệ hòa trộn này không được điều chỉnh theo một tiêu chuẩn cụ thể nào. Cho nên có thể hỗn hợp này nhiều xăng so với lượng khí gây hao xăng hoặc xăng ít hơn không khí mà gây ra không đáp ứng đủ công suất.Công nghệ phun xăng điện tử (FI)
Hệ thống gồm hai thành phần chính: các bộ phận cảm biến và bộ phận điều khiển trung tâm. Bộ phận cảm biến liên tục theo dõi quá trình hoạt động của động cơ, bao gồm vị trí bướm ga, áp suất ống nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ dầu, tốc độ động cơ… và truyền tải thông tin tới bộ điều khiển.
Hệ thống kiểm soát nhiên liệu bằng cách theo dõi các điều kiện về tình trạng xe: cảm biến áp suất không khí nạp, cảm biến nhiệt độ không khí nạp, cảm biến nhiệt độ động cơ, cảm biến mật độ ô-xy trong khí thải, cảm biến vị trí bướm ga, và cảm biến tốc độ động cơ.
Bộ điều khiển trung tâm sẽ đảm nhiệm việc tính toán và quyết định tỉ lệ hốn hợp nhiên liệu tối ưu dựa vào kết quả phan tích các dữ liệu được các cảm biến gửi về liên tục. Nhờ đó việc tiêu thụ nhiên liệu thấp, động cơ hoạt động mạnh mẽ và thân thiện với môi trường, tăng khả năng khởi động máy.Điểm nổi bật của công nghệ phun xăng điện tử
Chúng ta thường được nghe về ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử vào xe máy để tiết kiệm nhiên liệu. Thật ra đó chỉ là một trong những ưu điểm của công nghệ Fi thôi. Đối với chúng ta là những người sử dụng xe máy phổ thông, chúng ta thường chỉ quan tâm Fi ở khía cạnh tiết kiệm xăng.
Tuy nhiên, với những người đam mê xe phân khối lớn (trên 175cc), họ thường lựa chọn một chiếc xe motor phân khối lớn có ứng dụng công nghệ Fi. Hầu hết những biker này thích động cơ phun xăng điện tử vì nó khởi động dễ dàng ngay cả ở nhiệt độ động cơ còn thấp. Không cần hiệu chỉnh bướm gió và bộ chế hòa khí. Tất cả việc bạn phải làm là xoay chìa khoá, sau đó ấn nút khởi động.
Trên quan điểm xem xét cấu trúc, bộ phun xăng điện tử phức tạp hơn rất nhiều, nó cần có một bơm nhiên liệu vào ngăn chứa, cụm điều khiển điện tử và rất nhiều cảm biến kiểm soát chức năng khác nhau trong quá trình máy xe khởi động, vận hành.
Bộ phun xăng điện tử được hệ thống điều khiển điện tử trung tâm (gọi tắt là ECU) kiểm soát quá trình cung cấp nhiên liệu. Cụm ECU lần lượt đọc các tín hiệu của cảm biến khác nhau trên xe. Qua những thông tin thu thập được, ECU xác định bao nhiêu nhiên liệu cần thiết cho việc hoạt động tối ưu của xe. ECU dựa trên các số liệu từ cảm biến của vòng tua, nhiệt độ động cơ, nhiệt độ không khí, vị trí trục khuỷu, vị trí bướm ga… để lập trình tính toán nhiên liệu, sau đó tiến hành đóng mở kim phun xăng.
Riêng với chúng ta, những người sử dụng bình thường, ngoài việc tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ Fi còn giúp bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải ra trong không khí.
Hệ thống phun xăng điện tử cung cấp xăng tự động nhờ vào hệ thống điều khiển cơ khí. Do đó, trong trường hợp xe bị ngã, một tín hiệu sẽ được gửi từ hộp điều khiển trung tâm đến hệ thống phun xăng để ngay lập tức tắt máy xe nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người điều khiển.