Tin tức về Thiết bị lưu trữ
Thiết bị lưu trữ
Ổ cứng di động External SSD Sandisk Extreme Pro V2 E81 1TB USB 3.2 Gen2 x2 SDSSDE81-1T00-G25
Ổ cứng di động WD My Passport 2TB USB 3.2 Gen 1 Black (WDBYVG0020BBK-WESN)
Thẻ nhớ Energizer Ultimate micro SDXC 64GB Class10 UHS-I - 95MB/s FMDAAU064A
Ổ Cứng Di Động SAMSUNG T7 2TB SSD USB 3.2 Gen 2 Titan Gray (MU-PC2T0T/WW)
Ổ Cứng Di Động WD My Passport 5TB USB 3.2 Gen 1 Black (WDBPKJ0050BBK-WESN)
Ổ cứng cắm ngoài Western External Elements WDBUZG5000ABK - 500GB, USB 3.0
Thông tin về Tin học, Thiết bị lưu trữ
Khái niệm về thiết bị lưu trữ
Thiết bị lưu trữ, hay còn gọi là bộ nhớ kỹ thuật số, là bao hàm tất cả các phần cứng nào có khả năng lưu giữ thông tin tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngày nay thiết bị lưu trữ đã là khái niệm gắn liền với máy tính, laptop với hai khái niệm là thiết bị lưu trữ chính và thiết bị lưu trữ thứ cấp (phụ).
Vai trò của thiết bị lưu trữ với máy tính
Nếu không có thiết bị lưu trữ, máy tính sẽ không thể lưu hoặc nhớ bất kỳ cài đặt, thông tin, dữ liệu nào và lúc đó nó chẳng khác gì một thiết bị đầu cuối ngu ngốc. Mặc dù đúng là nó có thể chạy mà không cần đến thiết bị lưu trữ thật, nhưng lúc nào ta chỉ có thể xem thông tin, chứ không có nội dung nào được ghi lại cả. Bạn sẽ chẳng muốn mỗi lần bật máy lên lại phải thực hiện lại các thao tác từ đầu phải không.
Tại sao có nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau đến vậy?
Khi máy tính phát triển, các công nghệ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu cũng phát triển theo, cùng với đó là yêu cầu cao hơn về không gian lưu trữ. Bởi mọi người ngày càng cần nhiều không gian hơn, muốn nó nhanh hơn, rẻ hơn và có thể mang theo bên người. Đó là lý do vì sao các phát minh mới ra đời. Và khi các thiết bị lưu trữ mới được tạo ra, các thiết bị cũ trở nên không cần thiết nữa.
Ví dụ: trước kia ta hay lưu trữ dữ liệu bằng đĩa mềm, sau này chúng được thay bằng ổ CD-ROM, rồi nó dần bị ổ DVD thay thế, rồi tiếp tục đến sự lên ngôi của ổ đĩa flash. Nếu nhìn vào lịch sử thiết bị lưu trữ, bạn sẽ biết chiếc ổ cứng đầu tiên của IDM có giá tới 50.000 USD và không gian lưu trữ của nó chỉ vỏn vẹn có 5MB, hơn nữa nó rất lớn và cồng kềnh. Ngày nay thì khác, chúng ta có thẻ micro SD nhỏ gọn, có ổ SSD vừa nhanh vừa rộng rãi, dung lượng gấp hàng trăm, hàng nghìn lần đời đầu mà mức giá thấp hơn rất nhiều.
Các loại thiết bị lưu trữ phổ thông hiện nay
Ổ cứng gắn trong
Hay còn gọi là HDD. Đây là loại ổ cứng được sử dụng phổ biến nhất được tích hợp sẵn trong các hệ thống máy tính, điện thoại di động hiện nay. Đối với ROMm máy tính, nó có hai loạn chuẩn kết nối là IDE (Integrated Drive Electronics) và SATA (Serial Adcanved Technology File). Hai loại ổ cứng này có hình dáng khác nhau và một máy tính chỉ có thể sử dụng một trong hai loại ổ cứng này mà thôi. Về mặt tốc độ, ổ cứng chuẩn SATA sẽ nhanh hơn chuẩn IDE, đó cũng là lý do vì sao nó được sử dụng nhiều hơn ngày nay.
Ổ cứng thể rắn
Còn gọi là ổ SSD. Đây là thiết bị lưu trữ có tốc độ đọc/ghi nhanh nhất hiện nay do không không chứa bộ phận chuyển động đầu đọc đĩa. SSD được tạo ra từ các bộ thể rắn, vừa tiết kiệm điện năng vừa bền hơn ổ cứng phổ thông và thường được áp dụng vào laptop, notebook.
Ổ cứng gắn ngoài
Nếu bạn cần sự di động thì ổ cứng gắn ngoài là lựa chọn tuyệt vời. Nó có kích thước nhỏ gọn, tiện mang theo bên người và dễ dàng kết nối với máy tính, laptop thông qua cổng USD. Các ổ cứng gắn ngoài này thường sẽ có dung lượng lưu trữ lớn, thấp nhất cũng cỡ 100GB và nhiều có thể lên đến 2TB. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là tốc độ đọc/ghi chậm hơn so với ổ cứng gắn trong.
Đĩa quang
Đây là thiết bị lưu trữ sử dụng công nghệ laser khắc vào bề mặt đĩa để biểu diễn dữ liệu qua các Track và Sector. Nó có 3 loại cơ bản là CD, DVD và HD (hay Blue-ray). Và để đọc được loại đĩa này thi máy tính của bạn cũng phải được trang bị ổ đĩa quang tương ứng. Ưu điểm của cách lưu trữ trên đĩa quang là giá thành của nó rất rẻ nhưng cũng có nhược điểm là dung lượng không chứa được nhiều.
USB
Sự tiện lợi của USB flash từ lúc mới ra đời vẫn được áp dụng phổ biến cho đến hiện tại. Đây là loại thiết bị lưu trữ trạng thái rắn không bay hơi sử dụng bộ nhớ flash NAND để lưu trữ dữ liệu. Đối với các công việc đòi hỏi việc sao chép dữ liệu tạm thời, chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác thì USB có thể xem như tối ưu, giá thành của nó khá rẻ và có nhiều tùy chọn dung lượng để bạn chọn.