Mọi người dễ dàng hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể?
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng ăn nhiều đường sẽ không tốt cho cơ thể và chúng ta hoàn toàn có thể ăn ít đường hơn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần dừng ăn các món tráng miệng, dừng ăn vặt, dừng ăn bánh kẹo vào các dịp lễ Tết. Nhưng thực sự điều đó không dễ dàng đến thế!
Đường thực sự là một chất gây nghiện. Nghiên cứu ở động vật cho thấy việc tiêu thụ đường dần dân sẽ gây ra hội chứng nghiện. Nếu bạn thường xuyên ăn đường bạn cũng có thể sẽ bị nghiện, không thể giải thích như khi bạn nghiện ma túy, nhưng chính xác nó là một loại nghiện. Khi các nhà khoa học nghiên cứu điều này trên con người, tiêu thụ fructose (một dạng đường) sẽ gửi một tín hiệu đến bộ não. Và nếu con người tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài thì bộ não sẽ nhận được càng nhiều tín hiệu hơn [nguồn: Lustig].
Nghiên cứu bổ sung cho thấy đường hay vị ngọt thực sự có thể gây nghiện và nó hấp dẫn hơn so với các loại thuốc như cocaine. Có vẻ có một chút vô lý, nhưng các nhà khoa học đã giải thích rằng do quá trình tiến hóa của loài người trong quá khứ, họ ăn nhiều thực phẩm giàu calo, giàu đường, và vì thế nó gây ra những phản xạ có dạng không điều kiện và có thể gây nghiện khi bạn ăn quá nhiều đường [nguồn:Ahmed et al].
Đó là lý do mà việc bạn “cai nghiện” đường không phải là chuyện dễ dàng gì.
Càng ăn nhiều đường càng có hại cho cơ thể của bạn!
Trong năm 2014, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo người Mỹ cắt giảm tiêu thụ đường từ mức trung bình 20 muỗng cà phê (80 gram) một ngày xuống 6 muỗng (24 gram) cho phụ nữ và 9 muỗng (36 gram) dành cho nam giới. Và theo các ghi chú của nhóm nhà khoa học, việc ngày càng tiêu thụ nhiều đường là việc rất đáng lo ngại.
Bạn có thể tìm thấy đường trong các loại thực phẩm hàng ngày, có thể tự nhiên (như hoa quả, nước sốt cà chua…) cũng có thể là nhân tạo (từ bánh kẹo, đồ ăn vặt…). Bởi vậy, mỗi ngày khi chúng ta tiêu thụ thức ăn, chúng ta cũng gián tiếp tiêu thụ một lượng đường dư thừa. Việc ăn quá nhiều đường, về lâu về dài bạn sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe!
Những chất làm ngọt nhân tạo tốt hơn đường?
Một nghiên cứu cho thấy chất làm ngọt nhân tạo mặc dù tạo được hương vị cho thức ăn nhưng lại chứa một lượng calo rất ít. Đó là nguyên nhân mà nhiều người tin rằng chất làm ngọt nhân tạo sẽ giảm được sự ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn đang nghiên cứu liệu chất làm ngọt nhân tạo thực sự an toàn. FDA cho rằng chất làm ngọt nhân tạo an toàn, nhưng các chuyên gia nói rằng những tác động lâu dài thì họ vẫn chưa biết được.
Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học lại cảnh báo rằng mọi người không nên ăn quá nhiều chất ngọt nhân tạo. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Yale phát hiện ra rằng nếu bạn ăn thực phẩm ngọt nhân tạo có ít calo, nó có thể làm bạn giảm lượng calo trong thực phẩm mà bạn ăn sau đó trong ngày, đặc biệt là nếu bạn ăn nhiều chất tạo ngọt nhân tạo ngọt khi bạn mệt mỏi hoặc đói [nguồn: Alpha Galileo, Gupta].
Hãy chú ý nhiều hơn đến các chất làm ngọt. Chúng có thể không tốt như bạn nghĩ đâu!
Đường hữu cơ liệu có tốt hơn đường trắng?
Đường thô (đường hữu cơ) trông rất hấp dẫn với màu sắc caramel của nó. Chất ngọt của đường hữu cơ thường ít tinh tế hơn đường trắng, và nó được tìm thấy trong nhiều sản phẩm y tế – vì vậy chắc chắn nó sẽ tốt hơn đường trắng? Trên thực tế, điều đó là không phải.
Cả hai loại đường: đường thô và đường ăn đều có nguồn gốc từ mía, mặc dù đường ăn cũng có thể làm từ củ cải đường. Đường thô được tạo ra sau khi nước mía được đun sôi một lần. Điều này khiến cho đường có màu vàng của mật mía. Trong khi đó, đường ăn lại là kết quả nước mía đun sôi nhiều lần, và là một quá trình loại bỏ tất cả các mật đường từ nước mía, do đó nó có màu trắng.
Một số người ủng hộ đường thô tin rằng việc không loại bỏ hết các mất đường từ nước mía sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, sẽ tốt hơn cho cơ thể chúng ta. Nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng trong số đó thực chất chỉ có các chất dinh dưỡng vi lượng còn lại – một lượng nhỏ chất dinh dưỡng là tốt. Và thêm vào đó, nhiều người cũng chứng minh rằng, đường thô và đường tinh luyện có cùng số calo. [nguồn: Butler]. Bởi vậy, mặc dù được sản xuất khác nhau nhưng chúng lại gần như có tác động giống nhau lên cơ thể chúng ta.
Chế độ ăn uống không đường tốt cho sức khỏe nhất?
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay chúng ta đang ăn quá nhiều đường. Chất ngọt nhân tạo hay những loại giống như đường thô không hề tốt cho sức khỏe. Việc chúng ta cần làm là cắt giảm lượng đường trong thực đơn. Chỉ nên hấp thu đường từ các loại củ quả và trái cây.
Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là việc dễ dàng. Nó là một kế hoạch khá phức tạp. Về mặt kỹ thuật, để làm được như thế, bạn chỉ cần ăn những loại thực phẩm không được chế biến với gia vị là đường. Tuy nhiên, về mặt cảm nhận và vị giác, điều này thực sự khó khăn.
Thậm chí các loại thực phẩm tự hào là “không đường” thường thực sự là không phải thế. Đó là bởi vì trong khi sản xuất/chế biến, đường đã được thay thế bằng một chất làm ngọt nhân tạo. Chất làm ngọt có thể là mật ong; rượu đường hóa học nghe có vẻ như sorbitol, mannitol và xylitol; hoặc chất ngọt noncaloric như saccharin (tên thương hiệu “Sweet’N Low”) và sucralose (“Splenda”). Thật không may, nhiều trong số các chất làm ngọt thay thế vẫn có lượng carbohydrates và / hoặc calo cao. Bên cạnh đó thì rượu đường sẽ gây ra cơn đau bụng và tiêu chảy nếu ăn quá nhiều. Các chuyên gia nói rằng các chiến lược khôn ngoan nhất là ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến, thêm ít đường càng tốt [nguồn: Trung tâm Tiểu đường Joslin, Larkin].
(còn nữa)
Hương Giang
Theo howstuffworks.com
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam