Cho dù bạn có tự vỗ ngực mà nói: nhà tôi lắp điều hòa đaikin đấy, panasonic đấy hay bất cứ điều hòa thương hiệu nổi tiếng gì đi chăng nữa, một ngày thật đẹp trời tự dưng điều hòa không lạnh nữa nó chỉ toàn quạt gió hoặc phả ra hơi nóng. Bí quá bạn chả biết làm gì cả thì phải làm sao nhỉ ? Nếu gặp trường hợp này chớ quên đây là 10 lý do khiến điều hòa không lạnh sâu hay nói khác đi là điều hòa nhà bạn trở nên hoàn toàn “vô dụng”.
10 lý do khiến điều hòa không lạnh sâu
- Thiếu gas /hết gas
Đây là nguyên nhân bạn nên nghĩ tới đầu tiên nếu điều hòa nhà bạn đã dùng được một thời gian /một mùa rồi hoặc mới lắp điều hòa do thợ hàn không kĩ dẫn tới ống bị hở gây dò gỉ gas dẫn tới thiếu gas/hết gas. Thiếu gas /hết gas sẽ dẫn tới các hiện tượng như điều hòa không lạnh hoặc kém lạnh, bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng, dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy, áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường (bình thường từ 65-75psi), áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường, trong một số loại điều hòa, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh. Để khắc phục tình trạng này rất đơn giản bạn chỉ cần nạp đủ gas cho điều hòa, điều hòa nhà bạn sẽ trở lại bình thường.
- Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt
Trường hợp này có thể xảy ra vì van ống dẫn gas bên ngoài cục nóng có kích thước bé, lại dễ bị bám tuyết nên gây ra hiện tượng nghẹt ống dẫn, nếu nghẹt ít vẫn có gas đi vào nhưng không đủ để làm mát điều hòa nhà bạn sẽ lạnh không sâu còn nghẹt hoàn toàn thì gần như không có gas đi vào và điều hòa nhà bạn trở nên “vô dụng”. Nếu gặp trường hợp này bạn cần kiểm tra kĩ đường ống dẫn gas và xem xem nó có bị lỏng hay cản trở gì không, chỉ cần loại bỏ nguyên nhân gây cản trở thì điều hòa nhà bạn sẽ mát lạnh như thường nhé!
- Lọc gió bị dơ
Thời gian hoạt động lâu khiến lọc gió của điều hòa tích tụ bụi bẩn, ẩm mốc nhiều gây cản trở làm giảm lượng hút gió khiến điều hòa lạnh không sâu. Để tránh trường hợp điều hòa không lạnh sâu do lọc gió bị dơ, bạn cần chủ động vệ sinh lọc gió đều đặn 1 – 2 tháng / lần.
- Dàn lạnh bị dơ
Trường hợp này cũng tương tự lọc gió bị dơ, bạn chỉ cần vệ sinh dàn lạnh là được.
- Không đủ không khí đi qua dàn lạnh
Nguyên nhân này xảy ra khi bạn lắp đặt dàn lạnh không đúng chỗ, không thuận lợi cho việc lấy không khí vào hoặc tụ đề quạt của bạn đã bị hỏng. Cách khắc phục trường hợp này là bạn nên di dời dàn lạnh qua một chỗ khác thông thoáng, thuận lợi và thích hợp hơn không có các chướng ngại vật cản trở hoặc thay mới tụ đề quạt.
- Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
Trường hợp này bạn cần vệ sinh dàn ngưng tụ, kiểm tra xem có bị nghẹt hay không và khắc phục cản trở là được.
- Có không khí hay khí không ngưng trong
Nguyên nhân có thể do quá trình lắp ráp điều hòa đã để hơi nước lọt vào, trường hợp này bạn rút gas hút chân không cho sạch rồi nạp gas mới vào là ổn.
- Không khí giải nhiệt không tuần hoàn
Trường hợp này bạn cần kiểm tra và tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
- Máy nén hoạt động không hiệu quả
Để kiểm tra xem máy nén hoạt động hiệu quả không, trước hết phải chắc chắn rằng bạn đã điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh xuống thấp ít nhất từ 3-5 độ C so với nhiệt độ phòng. Bởi để đảm bảo tiết kiệm năng lượng, một số loại máy điều hòa thường chỉ khởi động quá trình làm mát ở một mức độ chênh lệch nhiệt độ đáng kể so với yêu cầu của người dùng.
Sau đó đợi ít nhất một phút, vì nếu bật máy nén quá nhanh có thể gây ra hỏng hóc, đặc biệt là với các điều hòa tổng/ điều hòa trung tâm. Nếu máy nén vẫn không bật, hãy kiểm tra bằng cách cắm một bóng đèn CFL nhỏ vào lỗ có kích thước tương tự trên máy điều hòa để kiểm tra.
Khi máy nén khởi động, thường tạo ra xung đột điện nhỏ kết hợp với hệ thống điện sinh hoạt để cung cấp nhiều năng lượng hơn giúp máy nén chạy, lúc đó đèn CFL sẽ nhấp nháy. Nếu bạn nhìn thấy đèn nhấp nháy thì có nghĩa máy nén đã bật. Nếu không, bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là máy nén bị hỏng và điều hòa nhà bạn chuẩn bị vứt vào “sọt rác”.
- Tải quá nặng
Ồ nguyên nhân cuối cùng này nghe có vẻ buồn cười. Bởi nhiều người thắc mắc rằng họ cứ bật điều hòa tầm 10h – 12h thì chả thấy mát gì mấy còn bật các giờ khác lại mát mẻ như thường. Đây là do nguyên nhân tải quá nặng, trong khoảng 10h – 12h là giờ cao điểm về dùng điện hoặc chỗ bạn người ta đang dùng nhiều nên điện yếu dẫn tới điều hòa không lạnh sâu được. Gặp trường hợp này tốt nhất bạn nên ra ngoài đi chơi rồi quay lại tận hưởng không khí mát lạnh sau. Khi về mà nó vẫn không mát thì lúc ấy hãy gọi thợ điều hòa xem xét ngay các phương án và điều kiện giảm tải cho điều hòa.
Làm sao để gọi được thợ lắp đặt sửa chữa điều hoà ngày nắng ?
Qua những lý do điều hòa không lạnh sâu trên cùng chi tiết biểu hiện và cách khắc phục cho từng nguyên nhân đó hi vọng rằng nếu điều hòa nhà bạn gặp phải 1 trong các lý do đó thì bạn cũng sẽ tự tin, bình tĩnh để giải quyết tận cùng từng vấn đề, nếu chưa có kinh nghiệm hoặc không thể tự khắc phục được tận gốc thì tốt hơn hết bạn nên gọi thợ sửa điều hòa tới kiểm tra và bảo dưỡng cho bạn nhé!
Báo giá sửa điều hòa mới nhất tại Hà Nội