12 điều thú vị có thể bạn chưa biết về son môi

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Tuy son môi là "vật bất li thân" của nhiều cô gái hiện đại, nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết những điều hay ho sau đây.

Son môi đã xuất hiện từ 5000 năm trước

Có thể bạn không tin nhưng sự thật là loại son môi nhân tạo đầu tiên xuất hiện từ khoảng 5000 năm trước, tức là từ trước công nguyên. Thời đó, son môi được những người phụ nữ Lưỡng Hà cổ đại “chế tạo” bằng cách mài những loại đá quý hiếm đủ sắc màu và dùng bụi ấy để bôi lên môi mình. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy trước đó vào thời tiền sử, chị em phụ nữ đã dùng nước quả để tô điểm đôi môi. Có thể thấy một điều rằng, dù là phụ nữ thời nào cũng đều thích làm đẹp và đều có nhu cầu làm đẹp.

Son môi cũng “bốc mùi”

Hiện nay, những thỏi son trên thị trường đều có hình dáng vô cùng bắt mắt và mùi hương thì vô cùng ngọt ngào, tuy nhiên, trước đây, từ rất lâu rồi, đã có lúc son môi khá “thối”. Mùi “thối” của son là do trong thành phần chế tạo ra son có chứa thầu dầu hoặc thậm chí là vảy cá – có tác dụng khiến môi lấp lánh quyến rũ. Không những thế, phụ nữ thời Trung cổ còn dùng mỡ cừu hay rễ đỏ nghiền để pha chế son môi.

Thời Hy Lạp cổ đại, chỉ gái làng chơi mới thoa son

Có thể nói son môi vào thời điểm hiện tại được xem là “vật bất li thân” đối với những cô gái hiện đại, tuy nhiên, cũng đã có lúc son môi chỉ được sử dụng với những cô gái làng chơi. Vào thời đầu của đế chế Hy Lạp, thường chỉ gái làng chơi mới thoa hay bôi son, đặc biệt là son đỏ. Phụ nữ thời này phần lớn sẽ ra ngoài đường mà không trang điểm.

Son môi từng “suýt” bị cấm tại Anh và Mỹ

Năm 1650, Quốc hội Anh đã cố gắng ban lệnh cấm tô son vì họ cho rằng đây là hành vi “trụy lạc”. Nhưng cuối cùng, dự thảo này không được thông qua. Tới những năm 1920, son môi cũng suýt bị cấm tại New York, Mỹ. Ban phụ trách về Y tế của thành phố quan ngại son môi sẽ đầu độc người đàn ông nếu anh ta hôn người phụ nữ có thoa son. Có lẽ suy nghĩ này cũng không hẳn là vô căn cứ, bởi lẽ vài loại son môi đúng làcó chứa chì.

Son môi dùng để phân biệt địa vị xã hội

Trong thời Đế chế La Mã, địa vị xã hội được thể hiện qua son môi. Bởi vậy, không chỉ phụ nữ mà ngay cả đàn ông trong thời đại này cũng tô son để thể hiện địa vị của mình.

Tổng thống Mỹ George Washington cũng tô son

Việc đàn ông tô son không phải là điều quá bất ngờ. Thi thoảng, George Washington – vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ – sẽ thoa son và thậm chí trang điểm, rồi đội thêm bộ tóc giả màu muối tiêu. Bạn sẽ nhận thấy điều này khi nhìn vào một số bức chân dung của ông.

Phụ nữ đã từng bị dọa bỏ tù nếu thoa son ở Kansas, Mỹ:

Một dự thảo luật được đưa vào giới thiệu tại cơ quan lập pháp Kansas năm 1915 có nội dung như sau: Phụ nữ dưới 44 tuổi mà tô son trát phấn ra đường sẽ bị bỏ tù vì tội “tạo ra 1 ấn tượng sai lầm”.

Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị đã có thương hiệu son của riêng mình

Không phải đến nay các diễn viên hay ca sĩ nổi tiếng mới có thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình. Từ cách đây hơn 60 năm, trước thềm lễ đăng quang năm 1952, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị đã cho người chuẩn bị riêng cho mình một màu son đặc biệt màu đỏ-xanh nhẹ nhàng để tông xuyệt tông với lễ phục của mình. Loại son nàycó tên “Son Balmoral” – gợi nhớ cho mọi người về nguồn gốc Scotland của nữ hoàng.

Thời Thủ tướng Anh Churchill, son môi là mỹ phẩm duy nhất không bị hạn chế

Trong Thế chiến II, việc sử dụng tất cả các mặt hàng mỹ phẩm đều bị hạn chế, trừ son môi.Thủ tướng Anh Winston Churchill đưa ra quyết định này bởiông cảm thấy son môi có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần người dân. Và kết quả là, doanh số son môi thời đó cao ngất ngưởng.

Son môi từng là vũ khí chết người trong Chiến tranh lạnh

Thời chiến tranh lạnh, KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia của Nga) đã tạo ra “Nụ hôn tử thần”, một loại súng bắn một lần có hình dạng giống hệt thỏi son môi, chỉ dài 4,5mm. Bảo tàng gián điệp quốc tế tại Washington, Mỹ cho hay, các nữ điệp viên của KGB có thể dễ dàng giấu loại vũ khí này trong túi xách và dùng để bắn hạ mục tiêu ở cự ly gần, không phòng bị.

“Nụ hôn tử thần” có rất nhiều màu sắc. Ban đầu, khẩu súng son có màu đỏ cổ điển, nhưng cùng với phong trào cách mạng thời trang của giới trẻ vào thập niên 60, những màu sắc tươi mới như vàng cam, hồng phớt, bạc hay nude bắt đầu trở nên phổ biến. Cũng may cho cánh mày râu thời nay là KGB không có ý định tung ra thị trường lại vũ khí chết người này.

Son đỏ là màu son hấp dẫn nhất

Một nghiên cứu của Đại học Manchester phát hiện rằng một người phụ nữ tô son đỏ thu hút cái nhìn của nam giới gấp hơn 3 lần so với một người phụ nữ không hề tô son hoặc tô các màu son khác. Ngoài ra, các chuyên gia tiến hóa nói rằng son môi màu ấm là hấp dẫn nhất vì chúng mô phỏng gần giống với đôi môi hồng tự nhiên của người phụ nữ đang ở tuổi xuân thì và có sức khỏe tốt. Vì vậy, nếu bạn muốn trở nên quyến rũ hơn thì tại sao không thử tô ngay một màu son đỏ.

Son môi có thể chứa thành phần có nguồn gốc đông vật

Rất nhiều công thức son môi chứa các thành phần có nguồn gốc động vật, như là người ta lấy màu đỏ thắm từ bọ cánh cứng và tinh túy ngọc trai từ vảy cá cho thêm phần lung linh. (Chắc chắn các thành phần này không có trong son môi thuần chay). Tuy nhiê, hiện nay, chúng ta thường hướng đến sử dụng các loại son môi được chiết xuất từ thiên nhiên, thực vật hơn.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Cuộc sống

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Như mọi năm, dịp Tết đến xuân sang những món quà biếu Tết và dùng để tiếp đón khách ngày Tết như các loại hạt dinh dưỡng, trái cây sấy, mứt Tết, ô mai được mọi người quan tâm. Cùng tìm hiểu các sản phẩm này và mức giá của từng loại trong bài viết dưới đây.