4 điều không thể bỏ qua khi bị sốt xuất huyết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau Aspirin khi bị sốt xuất huyết, vì sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh

Websosanh – Sốt xuất huyết đang vào mùa, với việc các ổ dịch lớn đã xuất hiện trên khắp cả nước, chính vì thế, người dân cần phải hết sức cẩn thận và có những biện pháp phòng chống bệnh kịp thời.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Sốt cao li bì, kết hợp có nốt đổ xuất hiện là một trong những triệu chứng của sốt xuất huyết

Sốt cao li bì, kết hợp có nốt đổ xuất hiện là một trong những triệu chứng của sốt xuất huyết

Muỗi mang trong mình virus gây sốt xuất huyết, và truyền vào cơ thể người trong quá trình hút máu, thời gian ủ bệnh từ 2 – 7 ngày, và sẽ có biểu hiện thành sốt xuất huyết với những triệu chứng:

Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.

Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể người bệnh như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.

Ngày thứ 3: Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói.

Khi đó, nên làm xét nghiệm máu để có những chẩn đoán chính xác và chữa bệnh kịp thời.

Những ngày tiếp theo thì bệnh sẽ tiếp tục nặng hơn, và cần phải nhanh chóng cấp cứu. Tốt nhất là nên phát hiện ra bệnh trong 3 ngày đầu thì việc xử lí dễ dàng và có hiệu quả cao hơn.

Khi đã chẩn đoán bị mắc sốt xuất huyết, người bệnh nên làm gì?

Uống thật nhiều nước

Cần uống thêm nhiều nước khi bị sốt xuất huyết, nếu không uống được phải truyền dịch

Cần uống thêm nhiều nước khi bị sốt xuất huyết, nếu không uống được phải truyền dịch

Khi sốt cơ thể chúng ta rất dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống khiến cho tình trạng mất nước trầm trọng hơn. Tất cả các loại nước dùng được khi bị sốt xuất huyết gồm: nước cam, nước dừa, nước chanh, nước suối, nước sôi để nguội.

Không nên uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.

Thuốc tuyệt đối không dùng khi sốt xuất huyết

Nghiêm cấm không sử dụng Aspirin cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Nghiêm cấm không sử dụng Aspirin cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Chỉ có thuốc hạ sốt và một ít thuốc bổ được thầy thuốc cho bệnh nhân dùng tại nhà. Thuốc hạ sốt chỉ dùng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt. Kết hợp với lau nước ấm nếu bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C.

Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên tái khám để nắm bắt được tình hình của người bệnh, cho ra những biện pháp xử lí kịp thời, tránh dãn đến những biến chứng nguy hiểm

Có 5 dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh.

Người đã bị sốt xuất huyết vẫn có thể tái mắc bệnh

Với nhiều chủng virus, do đó một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời

Với nhiều chủng virus, do đó một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời

Nguyên nhân là có 1 loại virus gây sốt xuất huyết, nhưng trong loại này có nhiều chủng khác nhau, mỗi chủng gây nên những bệnh chứng khác nhau nhưng kết quả đều gây sốt xuất huyết ở người bị nhiễm. Do đó, mỗi lần mắc sốt xuất huyết, người bệnh chỉ sinh ra một loại kháng thể với một chủng virus, do đó, người bệnh có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời.

Mong rằng với những thông tin trên đây, đã giúp bạn có kiến thức với bệnh sốt xuất huyết, để từ đó có cách phòng tránh cũng như điều trị kịp thời khi bị mắc bệnh

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Nguồn: Tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Tin tức về Cuộc sống

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột công thức pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn. Thế nhưng đâu là lựa chọn tốt cho con? Với các bé có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì dòng sữa bột công thức pha sẵn IQLac Colostrum là một lựa chọn đáng quan tâm.