4 lời khuyên chân thành cho những ai muốn mua Macbook cũ

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bạn đã chấm được 1 'em' Macbook cũ nhưng e ngại nhiều lý do mà chưa rước về? Hãy để Websosanh làm 'mai mối' giúp bạn bằng những lời khuyên dưới đây.

Ai cũng biết laptop Macbook của Apple nổi tiếng với thiết kế thời trang, hiệu năng tuyệt vời và tính ổn định tương ứng. Và với những ưu điểm đó, dễ hiểu tại sao Macbook có giá thị trường cao hơn so với các hãng laptop khác. Với nhiều người có kinh tế hạn hẹp mà vẫn muốn sở hữu một chiếc laptop chất lừ, thì mua laptop Macbook cũ được xem là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan như thiếu hiểu biết về máy tính, không có kinh nghiệm kiểm tra hàng cũ mà ‘ước mong’ mãi chỉ là ‘mong ước’. Do đó, Websosanh sẽ chỉ dẫn cho các bạn cách để sở hữu một em laptop Macbook cũ như mong muốn.

Không chọn model Macbook đã quá cũ

Đầu tiên, bạn cần xác định được mình phù hợp với loại MacBook nào tùy thuộc nhu cầu sử dụng của mình xét trên nhiều yếu tố theo thứ tự ưu tiên. Ví dụ như thế này : bạn cần di chuyển nhiều nên ưu tiên sự gọn nhẹ, vậy nên cân nhắc chọn MacBook Air hoặc MacBook 12. Tiếp theo, cần xác định bạn dùng máy làm gì?

laptop macbookNếu là công việc cần màn hình tốt như thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh thì bạn có thể cân nhắc chiếc 12 để có màn hình Retina, còn nếu cần chip xử lí tốt hơn, thì nên chọn MacBook Air với chip Intel Core i5/i7 vượt trội hơn chip xử lí m3/m5/m7 trên MacBook 12. Rồi cân nhắc về lượng cổng kết nối, bàn phím, v.v… tùy sở thích của bạn. Nhưng cơ bản hãy lập danh sách những thứ bạn cần, xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới, bạn sẽ lọc được thứ tốt nhất cho mình thôi.

 

Nếu đây là lần đầu tiên bạn mua, thì có lẽ không nên mua những chiếc máy từ năm 2010, 2011 hay trước đó nữa. Có thể chúng rất tốt về giá, nhưng bạn nên cân nhắc hơn tới việc dành dụm thêm để ít nhất là mua máy từ 2012, hoặc tốt nhất là từ 2013. Đó là thời điểm mà Apple thay đổi thiết kế chiếc máy tính MacBook của mình, loại bỏ khe nhét đĩa CD và sử dụng các bộ phận được hàn vào bo mạch.

Những chiếc máy đời cũ đồng nghĩa với việc chúng đã được sử dụng trong một thời gian dài hơn, việc đó đương nhiên có nhiều rủi ro hơn, cũng như khả năng có các bộ phận thay thế cao hơn rất nhiều. Một vài thứ thay thế như RAM hay SSD mà người bán nói rõ thì không sao, nhưng bàn phím hay màn hình thay thế rõ ràng cũng khó mà làm bạn hài lòng, phải không?

 

Điều này không có nghĩa là những chiếc máy đời 2010 hay 2011,2012 dùng không còn tốt nữa. Nhiều người bạn của tôi vẫn đang sử dụng những chiếc MacBook đời này cho công việc văn phòng, lướt web hay thậm chí lập trình một cách mượt mà, trơn tru. Nhưng tôi vẫn khuyên, nếu bạn thực sự chỉ có thể xoay xở đủ để mua máy đó tại thời điểm này và cần máy chạy macOS ngay, thì nên có ai đó có kinh nghiệm đi mua cùng bạn.

Chọn dung lượng ổ cứng thế nào cho phù hợp?

Nếu máy bạn mua chỉ có HDD (đời 2012 về trước) thì lời khuyên dành bạn nên thay bằng một chiếc SSD để có trải nghiệm tốt hơn. Những chiếc laptop MacBook chuyển sang sử dụng SSD từ năm 2013 để đạt tốc độ và hiệu năng tối ưu. Thông thường, bạn sẽ có gặp 3 loại dung lượng sau : 128GB, 256GB và 512GB. Vậy chọn thế nào cho phù hợp?

laptop macbookNói chung, cũng như với iPhone, bạn không nên chọn máy có dung lượng quá thấp, ai cũng biết dung lượng càng cao thì càng tốt, nhưng với giá thành chênh lệch cao, ví dụ khoảng 2 triệu giữa bản 128GB và 256GB cùng cấu hình, bạn cũng nên cân nhắc sao cho đúng nhu cầu của mình.

 

Tuy vậy, nếu bạn có “lỡ” mua bản dung lượng ổ cứng thấp thì cũng đừng quá lo lắng : có rất nhiều giải pháp thay thế. Bạn có thể mua thêm ổ cứng gắn ngoài để lưu trữ dữ liệu và sao lưu, đồng thời tận dụng các hệ lưu trữ đám mây với những file đang làm việc hoặc để lưu trữ cũng được. Dung lượng ổ cứng của máy giờ dùng để cài đặt các ứng dụng thiết yếu và lưu trữ các file đang trong quá trình sử dụng. Như trên hình, hệ điều hành macOS Sierra trên máy tôi chỉ chiếm khoảng 17.72GB, như vậy nếu mua máy 128GB thì bạn cũng còn hơn 100GB cho việc đó. Thỉnh thoảng dọn dẹp một chút là sẽ ổn hơn thôi.

Thứ quan trọng nữa cần test là tốc độ ổ đĩa, bạn đơn giản chỉ cần tải tool check tốc độ này trên App Store : Blackmagic Disk Speed Test rồi chạy nó. Chú ý cột write và so sánh với cột read hoặc Google thông số kỹ thuật máy bạn, điều này cũng cho biết về mức độ sử dụng của máy.

 

Ổ cứng SSD của tôi có tốc độ ghi 602.1 MB/s, tốc độ đọc 698.6 MB/s. Khá ổn cho một chiếc MacBook Pro gần 3 năm tuổi đấy chứ? Bạn nên so sánh cột Write với cột Read, nếu chênh lệch là quá lớn thì tốt nhất là nên xem máy khác.

Kiểm tra dung lượng pin

Laptop MacBook sử dụng pin gắn liền với máy như các thiết bị khác của Apple như iPhone, iPad. Vì thế khi chọn mua máy, bạn cần kiểm tra thông tin về pin một cách cẩn thận. Dung lượng pin cũng góp phần cho bạn biết về cường độ sử dụng của máy trong quá khứ.

laptop macbookTìm đến mục About This Mac → System Report → Power như hình trên. Bạn đừng quá chú ý đến thông số Cycle Count, nó chỉ có ý nghĩa tham khảo. Bạn nên tập trung hơn vào thông số Full Charge Capacity, thường thì nếu còn trên 5800 mAh thì còn khá tốt. Nhưng tất nhiên để test pin laptop bạn nên dùng nhiều trong thời gian dùng thử (các của hàng đều có chính sách dùng thử 7-10 ngày, còn nếu mua lại bạn nên thỏa thuận với người bán) : sạc đầy rồi làm những việc bạn thường làm xem máy trụ được bao lâu.

Chọn mặt gửi vàng

Khi chọn mua bất cứ món đồ cũ nào, đây luôn là điều bạn cần chú ý. Nếu mua lại từ người sử dụng khác, thì nên so sánh thực trạng với mô tả của họ, cũng cần chắc chắn xem họ có cho dùng thử hay bảo hành trách nhiệm không.

Còn khi mua lại từ cửa hàng, bạn nên chọn cửa hàng uy tín, và chú ý xem họ có chế độ bảo hành, đổi trả tốt hay không. Bên cạnh đó, nếu chưa xoay xở ngay được lượng tiền để mua máy, thì trả góp cũng là một yếu tố có thể cân nhắc. Khi đi mua máy, dựa vào những thông tin trên, bạn hãy hỏi thật nhiều và để ý cách trả lời cũng như câu trả lời của người bán hoặc cửa hàng.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

HP OmniBook X 14: ‘Tái sinh’ sau 22 năm, pin trâu hơn cả Macbook Air!

HP OmniBook X 14: ‘Tái sinh’ sau 22 năm, pin trâu hơn cả Macbook Air!

Sau 22 năm, HP đã tái sinh dòng OmniBook của mình và nó sẽ thay thế hai dòng cao cấp Envy và Pavilion. Và với lợi thế từ con chip Snapdragon X Elite, HP OmniBook X 14 không chỉ mang đến hiệu suất hàng ngày ấn tượng, thời lượng pin của nó còn 'trâu' hơn cả Macbook Air.
HP Elitebook Ultra G1q: Hiệu suất thô mạnh mẽ, pin trâu 14 giờ!

HP Elitebook Ultra G1q: Hiệu suất thô mạnh mẽ, pin trâu 14 giờ!

HP EliteBook Ultra G1q được trang bị Qualcomm Snapdragon X Elite đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc mang lại hiệu suất và hiệu quả vượt trội. Với thiết kế đẹp mắt, cấu hình mạnh mẽ và khả năng tăng cường AI, EliteBook Ultra G1q hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng của HP trong năm 2024.
Lenovo ThinkBook 13X Gen 4: Laptop siêu di động cho dân chuyên nghiệp!

Lenovo ThinkBook 13X Gen 4: Laptop siêu di động cho dân chuyên nghiệp!

Bất kỳ ai đang tìm kiếm một chiếc laptop cao cấp, di động nhưng vẫn không bỏ qua các thông số kỹ thuật hàng đầu đều sẽ muốn xem xét Lenovo ThinkBook 13X Gen 4. Mặc dù nó thiếu một vài tính năng, nhưng hiệu suất tổng thể của nó vẫn đủ ấn tượng để thu hút hầu hết người dùng.
Asus ExpertBook CX54: Định nghĩa lại Chromebook cao cấp cho khối doanh nghiệp!

Asus ExpertBook CX54: Định nghĩa lại Chromebook cao cấp cho khối doanh nghiệp!

Asus ExpertBook CX54 là một chiếc Chromebook cao cấp nhắm đến đối tượng doanh nghiệp. Sản phẩm này không chỉ là một bản nâng cấp đơn thuần của dòng Chromebook Plus, mà là một nỗ lực thực sự nhằm định nghĩa lại khái niệm về một chiếc Chromebook dành cho doanh nghiệp ở phân khúc cao cấp.