26/11 này là ngày hội Sale Black Friday sẽ tới. Bạn có hứng khởi không hay đang sống trong lo lắng với 4 nỗi sợ hãi thầm kín luôn bao phủ sau:
1. Giảm giá bao nhiêu không quan trọng – cứ giảm giá là mua
Theo các chuyên gia Maketing đã nhận định: Việc giảm giá chỉ để đánh vào tâm lý người tiêu dùng, thúc đẩy họ có nhu cầu chi tiêu, mua sắm nhiều hơn. Và Black Friday cũng chỉ là một phép thử cho minh chứng đó. Bởi Black Friday chỉ diễn ra vào 1 ngày thứ 6 đen. Ngày đó có rất nhiều khuyến mãi sale lớn tới 70%. Nó mang tính thời điểm, có sự tức thời và có vẻ có nhiều hy vọng mua được hàng chất lượng giá giảm thật. Những điều đó cứ thúc giục người tiêu dùng nghĩ tới việc mình sẽ dồn tiền tiết kiệm bấy lâu để mua món hàng gì đó có giá trị với bản thân, gia đình và kỳ vọng nó sẽ giảm giá đúng hôm đó để có cơ hội sở hữu nó ngay.
Từ việc có nhu cầu, thường xuyên theo dõi một vài món hàng trong giỏ, cập nhật giá cả món hàng đó hàng ngày xem nó giảm bao nhiêu phần trăm, đã tới mức giá mua được chưa càng làm tăng hứng thú và độc lực cho người mua hàng. Sau một vài lần săn hàng giảm giá khuyến mãi thành công với mức giá gốc ban đầu và mức giá sale vài chục phần trăm khiến người mua hưng phấn và có niềm tin mua hàng giảm giá gấp bội phần. Dần dần, nó đã trở thành một trải nghiệm ngọt ngào biến thành động lực để người dùng chi tiền mua hàng giảm giá. Đến nỗi biến thành nỗi sợ thầm kín trong thâm tâm “giảm giá bao nhiêu không quan trọng – cứ giảm giá là mua” với những món họ đã chót bỏ vào giỏ hàng.
2. Order bất chấp, shopping quên lối về
Theo một nghiên cứu khác của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy người tiêu dùng Việt ở độ tuổi từ 21-34 chiếm 34% thích tiêu tiền tùy theo sở thích. Vào những ngày sale lớn họ sẽ tập trung nhiều nhất vào du lịch, mua sắm quần áo, sản phẩm công nghệ và dịch vụ giải trí.
Với tâm lý “giảm giá bao nhiêu không quan trọng – cứ giảm giá là mua” nhiều tín đồ mua sắm tiếp tục lên level mua sắm “order bất chấp, shopping quên lối về”. Sau mỗi đợt sale nhỏ, vài ba bộ quần áo, giày dép cất gọn trong tủ vì được sale 40%, bộ mỹ phẩm đặt bàn chưa dùng tới đã nhận thêm bộ mỹ phẩm khác vì sale 35%,… cứ thế ngót nghét đi ngày 3 củ trong ví mà chờ dài Black Friday vẫn chưa tới, không hiểu tới chính vụ sale thì sẽ còn đi mất bao nhiêu ngân sách trong quỹ lương nữa đây – nhiều tín đồ cứ hễ mua được đồ sale về cất tủ lại than thở vậy.
3. Không phải con mua đâu, con chỉ nhận hộ bạn con thôi
Với nhiều tín đồ mua sắm là học sinh, sinh viên đã chớm “nghiện shoping online” thường sợ hãi mỗi khi đầu dây bên kia gọi tới nói là shipper giao hàng. Nếu không có nhà hoặc lỡ phụ huynh có nhà mà nhận hộ thì để đơn không bị bom, shipper và người nhận thường sẽ trao đổi trước với nhau. Hoặc là nhờ shipper nói dối giúp “đây không hàng mua mà là quà được tặng cho con bác” hoặc là tự người nhận sẽ gọi điện cho phụ huynh nhờ nhận hộ hàng với lý do “không phải con mua đâu, con chỉ nhận hộ bạn con thôi”. Đã có nhiều trường hợp shipper nhớ cả tên người nhận và thường xuyên nói dối giúp để qua mặt phụ huynh với mục đích duy nhất là giao được hàng thành công.
4. Tự “lừa” mình bằng những câu vô nghĩa “nốt lần này thôi”
Rút kinh nghiệm săn sale Black Friday từ các năm trước cứ dặn lòng phải đợi tới đúng ngày rồi mới xuống tiền mua sắm nhưng tình hình sale như hiện nay, tháng nào cũng 3-4 lần sale, tuần nào cũng có mã giảm giá, sale vài chục phần trăm, nhiều người đã lâm vào tình trạng ăn bữa nay lo bữa mai, lương vừa lấy trả nợ mua đồ sale tháng trước rồi lại mua tiếp tháng này cũng chả còn. Nhưng cứ lướt newfeed, cứ thấy khuyến mãi là lại không thể kìm lòng được, thế là cứ tự “lừa” mình bằng những câu vô nghĩa như “nốt lần này thôi”, “chỉ nốt lần này nữa thôi” và cứ không biết mình mua về nhiều thế để làm gì? Còn bạn? Bạn đã lao vào cuộc sale như thế nào? Bạn có mắc phải 1 trong 4 nỗi sợ hãi thầm kín trên hay không?