Để giúp các chị em vượt qua những ngày “đèn đỏ” dễ dàng hơn, không phải chịu những cảnh đau bụng quặn quại, Websosanh đã tổng hợp những nguyên nhân, cũng như các phương cách điều trị đau bụng kinh hiệu quả, bên cạnh đó là các loại thuốc thường dùng để giảm tối đa những cơn đau do kì kinh nguyệt mang lại.
Nguyên nhân của đau bụng kinh
Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở các chị em trong kì kinh nguyệt
– Lạc nội mạc tử cung: nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, prostaglandin tác động đến các cơ tử cung, làm chúng co lại gây đau bụng kinh.
– Tử cung quá co thắt : Những bạn gái có tử cung quá co thắt, co thắt kéo dài và không dễ dàng thả lỏng lại như bình thường cũng sẽ gây ra chứng đau bụng kinh
– Tử cung co thắt không bình thường : Những người mắc chứng đau bụng kinh, tử cung thường co thắt không bình thường, vì vậy thường dẫn đến các cơ tử cung thiếu máu. Hiện tượng thiếu máu này lại dẫn đến sự co thắt các cơ gây đau bụng.
– Vị trí của tử cung không bình thường: Nếu tử cung của phụ nữ quá lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông gây đau bụng kinh.
– Vận động quá mạnh , trúng gió, người bị ướt hoặc bị cảm lạnh trong kì kinh nguyệt đều gây đau bụng kinh.
– Môi trương ô nhiễm, sống ở những nơi chịu những kích thích từ không khí của những chất hóa học hoặc công nghiệp như: xăng, dầu, hương nến…cũng gây nên đau bụng kinh.
– Ống cổ tử cung quá hẹp sẽ làm cản trở dòng lưu thông của kinh nguyệt gây đau bụng kinh
– Nhân tố gen di truyền: con gái bị đau bụng kinh có mối liên quan nhất định đến người mẹ.
– Yếu tố nội tiết: đau bụng trong kì kinh nguyệt có liên quan đến sự gia tăng của progesterone
Để tình trạng đau bụng kinh không còn “làm khổ” bạn mỗi khi đến thời kì kinh nguyệt thì bạn phải thay đổi một số cách sinh hoạt và ăn uống để làm giảm những cơn đau kéo dài trong thời kì kinh nguyệt
Các cách chặn đứng cơn đau bụng trong những ngày kinh nguyệt
Cần bổ sung đầy đủ vitamin trước mỗi kì kinh nguyệt
* Chế độ ăn uống trước và trong ngày kinh nguyệt
Trước ngày kinh nguyệt từ 3-5 ngày bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, tránh ăn các loại thực phẩm tươi sống, lạnh, cay..vì những thực phẩm này có thể có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.
Ngoài ra bạn cũng không nên uống những chất kích thích như cafe, trà, bia, rượu sẽ làm cho bạn lo lắng và khó chịu. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.
Những thực phẩm nên dùng trong thời điểm này là thực phẩm có hương vị chua như salad, nộm, canh chua, các loại trái cây và rau quả sẽ làm giảm cơn đau bụng kinh của bạn. Hơn nữa bạn cũng nên chia thành nhiều bữa ăn cho dễ tiêu hóa, tránh để tình trạng ăn no quá hoặc đói quá đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của bạn.
* Bổ sung vitamin và khoáng chất
Nhiều bệnh nhân chú ý tới sự tiêu thụ vitamin hàng ngày thấy ít bị đau hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Do đó khuyến cáo họ nên dùng vitamin tổng hợp liều thấp để làm giảm các cơn đau khó chịu.
Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali và magiê khoáng sản cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh . Magnesium cũng rất quan trọng, bởi vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn nên tăng cường lượng canxi và magie trong giai đoạn trước và trong khi kinh nguyệt.
* Tập các bài tập thể dục phù hợp
Mỗi khi đau bụng kinh, bạn thường nằm dài trên giường với khuôn mặt ảm đạm, nhăn nhó cả ngày. Cứ như vậy, bạn sẽ càng cảm thấy cơn đau khủng khiếp hơn và không có dấu hiệu kết thúc.
Thêm nữ trong thời kỳ kinh nguyệt các bạn thường rất hạn chế vận động vì sợ kinh nguyệt ra nhiều, nhưng thực tế những ngày này bạn nên đi bộ nhẹ nhàng hoặc tham gia vận động thể chất vừa phải sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.
* Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này cũng giúp bạn giảm đau bụng kinh.
* Giữ ấm cho cơ thể
Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau bụng kinh đáng kể.
Các cách làm giảm cơn đau do đau bụng kinh gây ra
Tập Yoga là một trong những cách làm giảm cơn đau bụng kinh
– Chườm nước ấm:
Lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm vào phần bụng dưới . Đây là một phương pháp thường được các chị em dùng khi bị đau bụng kinh, chườm nước ấm sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
– Đắp gừng tươi:
Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.
– Dán cao hoặc xoa dầu:
Một số bạn gái thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương háp trên.
– Massage nhẹ :
Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
– Sữa hoặc sữa chua :
Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.
– Tắm muối khoáng
Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
– Nếu cơn đau vẫn không dứt?
Các thuốc chữa đau bụng kinh
Các thuốc giảm đau khá hữu dụng trong những cơn đau kéo dài
Nếu cơn đau vẫn không dứt khi bạn thử các phương pháp trên, hãy sử dụng một số thuốc tây y để cải thiện tình trạng. Tùy từng nguyên nhân gây ra bệnh mà bạn có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau, cụ thể:
– Thuốc chống co thắt hướng cơ: đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt của tử cung để làm giảm đau. Như: dipropyline, alverine, drotaverine…
– Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: hoặc dùng thuốc phối hợp: estrogen + progesterone, hoặc dùng các dẫn chất từ progesterone (dydrogesterone, lynestrenol).
Nếu người phụ nữ vừa muốn chữa đau bụng kinh vừa muốn tránh thai có thể dùng thuốc viên ngừa thai. Thuốc ngừa thai vừa có tác dụng tránh thai vừa giúp người phụ nữ không bị một số rối loạn khi hành kinh như đau bụng kinh.
– Thuốc ức chế prostaglandin: đây chính là các thuốc chống viêm không steroid, cơ chế tác động của thuốc nhóm này là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể là nguồn gốc đưa đến sự co thắt tử cung gây đau nên có thể xem đây là thuốc điều trị nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát.
Bình thường, nếu chưa biết các nguyên nhân, của việc đau bụng kinh,, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường với liều lượng thấp như efferalgan.
Mong rằng với những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn chặn tình trạng đau bụng kinh mỗi lần đến thời kì đèn đỏ.
Tổng hợp
O.N