Con cái là món quà vô giá với cha mẹ. Ngày từ khi sinh ra chúng ta đã cảm nhận được sự gắn kết giữa con cái và cha mẹ. Để tăng cường sự kết nối này, hãy làm theo những gợi ý sau của chúng tôi.
Luôn bên cạnh con
Bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian để luôn bên cạnh con, theo dõi sự phát triển của con và kết nối với bạn. Tìm hiểu cách làm thế nào để phát triển nhưng cảm xúc đầu đời và gắn kết bạn với con.
Kết nối với con
Biết những dấu hiệu của trẻ
Mỗi đứa trẻ có một cách giao tiếp với thế giới xung quanh khác nhau, bé luôn có mong muốn và nhu cầu giao tiếp với cha mẹ. Bạn hãy chịu khó quan sát ngôn ngữ cơ thể của bé, lắng nghe tiếng khóc của con, bạn sẽ sớm hiểu được những tín hiệu mà con bạn đưa ra.
Phản xạ bú mút hoặc tìm ti thường là dấu hiệu cho thấy bé đang đói hoặc muốn một cái gì đó để mút vào cho thoải mái. Mặt khác, khi bé khóc lại là một dấu hiệu có nhiều nghĩa. Bạn hãy bình tĩnh và dành thời gian quan sát lắng nghe điều bé muốn. Bạn sẽ sớm nhận thấy rằng con bạn sẽ kêu tiếng khác nhau tuỳ thuộc điều bé muốn chẳng hạn bé bị đói, bé bị mệt, buồn chán hay đơn giản là bé cần được thay tã.
Cha mẹ luôn bên cạnh che chở cho con
Lấy được lòng tin của trẻ
Trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị tổn thương vì vậy bé cần nhiều tình yêu và sự hỗ trợ của bạn. Thực tế thì bé phụ thuộc hoàn toàn và bạn.
Hãy phản ứng lại các tín hiệu của bé bằng tình yêu thương, làm cho bé cảm thấy an toàn, chắc chắn bạn sẽ có được lòng tin của bé. Bé biết rằng bé được an toàn trong vòng tay của bạn và có một cảm giác yên tâm để bé phát triển và thích ứng với những thay đổi môi trường.
Chiếm trọn niềm tin của con
Trò chuyện
Hãy luôn trả lời bé bằng tình yêu thương và sự quan tâm để bé biết rằng bé quan trọng với bạn và bé có thể dựa vào bạn.
Nói chuyện với em bé của bạn khi bạn bế bé, hoặc cùng trò chuyện thoải mái khi cho bé ăn hay thay tã. Hãy cho bé biết rằng bé cảm thấy an toàn và tin rằng luôn có bạn bên cạnh giúp đỡ. Rất lâu trước khi bé có thể hiểu được những lời bạn nói, thì bé cũng cảm thấy thoải mái nghe giọng nói của bạn.
Luôn yêu thương con
Chơi đùa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em được săn sóc bên cạnh được quan tâm tích cực có lợi về cả sức khoẻ thể chất, tinh thần xã hội và tình cảm hơn những bé không được hưởng. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian nói chuyện, chơi đùa cùng bé và đừng quá lo lắng việc phải trông giữ bé.
Nếu có thể, bạn hãy sáng tạo các trò chơi với bé bởi mỗi giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng bé có những mốc phát triển khác nhau và cần những trò chơi mới, ý tưởng mới phát triển tư duy.
Tương tác với trẻ
Bé giờ là toàn bộ thế giới của bạn nhưng hãy nhớ rằng bạn cũng quan trọng. Trong thực tế, bạn sẽ không thể chăm sóc tốt con nếu bạn không làm điều tương tự với chính bản thân bạn. Cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến bé. Khi bạn hạnh phúc bé cũng có thể cảm nhận được sự yêu thương của bạn dành cho bé. Nếu có thể hãy xin nghỉ để dành nhiều thời gian cho bé hơn.
Dành thời gian chăm sóc bản thân
Chúng tôi biết rằng nói thì dễ hơn làm. Nhưng bạn đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi khi bạn dành thời gian để chăm sóc cho bạn. Thậm chí chỉ là nửa giờ ngâm mình trong bồn tắm cũng có thể là một điều kỳ diệu giúp bạn cải thiện, nâng cao tinh thần của bạn! Và nếu bạn đang cảm thấy chán nản, mệt mỏi, hay lo âu, hoặc bạn đang gặp rắc rối với việc kết nối với con bạn thì hãy nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. Đừng chịu đựng trong im lặng. Bạn nên tìm hiểu thêm về chứng trầm cảm sau sinh. Nhận các khuyên từ bác sĩ để giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.
Minh Hường
(Theo babycenter)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam