Bạn lo lắng liệu khi bạn có đứa con thứ hai thì những đứa con của bạn có gắn kết với nhau không? Chúng có chơi cùng nhau không? Chúng có ghen tị, có đánh nhau không? Nhiều gia đình cảm thấy lúng túng khi đứng trước quyết định sinh bé thứ hai. Nhưng tôi sẽ gợi ý cho bạn 5 cách đơn giản khiến những đứa trẻ nhà bạn gắn kết đầy ngọt ngào với nhau.
Cho trẻ lớn tiếp xúc với em ngay từ khi em vừa sinh ra
Toby là anh lớn đã phải mất một thời gian khó khăn để điều chỉnh cuộc sống với một người em, Anton.
Vì vậy, tôi đã cho Toby tiếp xúc với em bé ngay khi vừa sinh ra. Mặc dù, thời gian hàng ngày của trẻ sơ sinh thường là ăn và ngủ. Nhưng tôi vẫn thường dành thời gian để nói chuyện cùng cả hai con. Tôi bế Anton vào phòng ngủ của Toby và nói rằng “Liệu con có thể cho em nằm cùng giường với con không”? Và tôi nhận được nụ cười đồng ý của Toby.
Tạo điều kiện để những đứa trẻ gần gũi với nhau
Đối xử với chúng như thể chúng cùng một đội
Coi các con như cùng một đội
Thay vì cư xử với những đứa con của mình giống như chúng là hai đối thủ cạnh tranh thì bạn nên cố gắng dạy các con như thể chúng cùng một đội. Chẳng hạn bạn nói ” Cả hai con muốn ra vườn chơi chứ?” hay “Con đưa em đi tắm nhé” hoặc ” Có phải hai con muốn đi ngủ không?” Theo cách tự nhiên nhất bạn quy chúng về cùng một nhóm và cố gắng tạo dựng một không khí hoạt động cùng nhau vui vẻ. Những đứa con của bạn sẽ luôn muốn chia sẻ mọi thứ cùng nhau.
Đừng quy kết
Lời khuyên quý giá cho bạn là không nên áp đặt những đứa trẻ. Nếu Toby đẩy Anton ngã, tôi không cố quy kết lỗi của cậu bé là kẻ tấn công hay Anton là một đứa trẻ yếu đối. Tôi sẽ nói “Toby làm vậy là không được nhé. Và mềm mỏng nói chuyện với từng đứa trẻ. Toby và Anton đã không còn cảm thấy căng thẳng với nhau? Hãy nhớ rằng bạn nên xoa dịu một cách nhẹ nhàng hai đứa trẻ.
Lên thời gian biểu riêng cho từng đứa trẻ
Dành thời gian riêng cho từng đứa trẻ
Trước khi Anton được sinh ra, Toby và tôi có rất nhiều thời gian dành riêng. Mỗi tối, chúng tôi đi dạo quanh vườn cùng nhau hoặc đi xe đạp hóng mát. Kể từ khi Anton được sinh ra, chúng tôi đi ra ngoài sẽ là cả ba. Sau một thời gian, Toby bắt đầu đi theo tôi suốt cả ngày cho tới khi lên giường ngủ, và tôi chợt nhận ra chỉ khi chuẩn bị đi ngủ là thời gian hiếm hoi mà chúng tôi dành cho nhau. Chính vì vậy Toby muốn có nhiều thời gian mà tôi dành riêng cho anh ý hơn. Chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch, đạp xe, đi mua sách, đi ăn tối – chỉ hai chúng tôi thôi, khi mà Anton ở nhà với bố. Mỗi đứa trẻ cần có thời gian riêng với mỗi bố mẹ. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch thời gian nói chuyện cùng nhau và dường như nó trở thành những dịp thật đặc biệt.
Đừng phàn nàn với đứa lớn khi đứa bé đang chú ý
Luôn tạo sự chú ý cho cả hai con
Khi Anton là một đứa trẻ sơ sinh, anh ấy gần như ngủ suốt ngày nhưng khi anh ấy đã biết đi và biết nói thì Anton chính là tâm điểm chú ý của mọi người. Nhưng những người lạ lại nói: “Cháu trông điệu quá” hay “Cháu đã mấy tuổi rồi” để phàn nàn với Toby 4 tuổi. Dĩ nhiên, những đứa trẻ không cần chú ý công bằng 100% vào mọi lúc, nhưng rõ ràng Toby cảm thấy khó chịu và bắt đầu gào lên sẽ tạo nên sự chú ý. Tôi thường đưa Toby vào cùng cuộc nói chuyện theo cách tự nhiên nhất. Nếu một ai đó nói: “Oh, con bạn bao nhiêu tuổi rồi” Tôi sẽ trả lời “Cháu được gần một tuổi và anh trai cháu chuẩn bị lên bốn” Hoặc nếu một ai đó nói ” wow, cậu bé đi thật giỏi!” Tôi sẽ nói” Cảm ơn! Anh trai cháu dạy cháu đi đó ạ.”. Đó là những cách khiến Tony không cảm thấy mình bị bỏ rơi hay không xứng đáng.
Những chú ý ở trên chắc chắn sẽ giúp bạn gắn kết những đứa trẻ trong gia đình. Hãy dành nhiều thời gian cho nhau để hiểu con bạn hơn.
Minh Hường
(Theo cupofjo)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam