5 cụm từ cha mẹ không nên nói nếu muốn con làm việc gì

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Nếu con bạn không nghe lời bạn, không làm theo những gì bạn nói thì trước hết bạn nên xem lại cách bạn nói với con

Tất cả chúng ta đã từng nghe câu: “Điều quan trọng không chỉ ở những gì bạn nói mà còn là cách bạn nói.” Câu này khá đúng với trường hợp cha mẹ ra lệnh cho con cái. Từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ hiểu những gì bạn nói thông qua cách truyền đạt thông điệp của bạn tới con.

Nếu con bạn không nghe lời bạn thì chúng tỏ bạn cần xem xét lại cách bạn đã nói với con.

Dưới đây là 5 cụm từ nhỏ khiến cho những mệnh lệnh của bạn kém hiệu quả, khiến những đứa con của bạn không chịu nghe lời:

“Chúng ta hãy…”

Khi bạn nói “Chúng ta hãy nhặt đồ chơi lên” hay “Chúng ta hãy lau phòng cho sạch”, ngụ ý một nỗ lực chung. Con bạn sẽ chờ đợi để xem bạn sẽ thực hiện nó như thế nào trước khi chúng thực hiện. Kết quả là sẽ không có một hành động nào xảy ra cho đến khi bạn thực hiện một vài động thái để trẻ thực hiện.

Nếu bạn muốn con tự làm không nên nói

Nếu bạn muốn con tự làm không nên nói “chúng ta hãy…”

Bạn nên tránh nói: “Chúng ta hãy..” hoặc cụm từ tương tự như vậy: “Giờ là lúc chúng ta nên cất bút chì đi”, trừ khi bạn thực sự có ý định cùng làm với đứa trẻ. Nếu bạn không có ý định làm cùng con thì tốt nhất bạn nên giao trách nhiệm rõ ràng bằng cách nói: “Con tự nhặt đồ chơi của mình nhé.”

“Con có thể…?”

Khi bạn nói: “Con có thể cất giày của con đi không?” bạn sẽ nhận được một phản ứng mang tính trêu trọc chẳng hạn như: “Có chứ, con có thể cất đôi giày này chứ”. Sau tất cả, bạn không nên hỏi con mình với ý định nói con làm gì, bạn chỉ nên hỏi nếu chúng có thể làm.

Những cụm từ khác nhau vào mỗi giai đoạn khác nhau, có tác động khác nhau. Trẻ có thể làm theo đúng nghĩa đen của câu. Nhưng đôi khi, chúng lại hiểu đây chỉ là một trò đùa. Trẻ sẽ dễ nói những câu trả lời thiếu tôn trọng, dẫn đến cãi vã nếu bạn không cẩn thận. Tóm lại bạn nên tránh nói “Con vui lòng…” hay ” Con có thể…không?” vì trẻ sẽ hiểu rằng đây là một câu hỏi lịch sự hơn là một câu lệnh rõ ràng.

“…được chứ?”

Việc thêm cụm từ …”được chứ?” khi kết thúc câu nói của bạn khiến câu nói của bạn trở thành một câu hỏi. “Chúng ta hãy sẵn sàng lên đường, được chứ?” có thể khiến những đứa trẻ trả lời không theo như bạn muốn “Không ạ, con vẫn còn nhiều đồ thứ để chơi lắm!”

Mặc dù nó có vẻ như là một lời đề nghị lịch sự nhưng thực chất nó làm giảm tính thực hiện của câu nói. Bạn nên nói trực tiếp vào vấn đề chưa không phải là hỏi một đứa trẻ làm việc gì đó.

“Mẹ muốn con …”

Bạn không nên ra lệnh cho con với cụm từ

Bạn không nên ra lệnh cho con với cụm từ “mẹ muốn con…”

Khi bắt đầu một câu bằng một cụm từ mệnh lệnh chẳng hạn “mẹ muốn con…” đôi khi cũng không hiệu quả bởi một vài lý do. Trẻ sẽ suy nghĩ những lý do khi bạn nói chúng mang đĩa ra bồn rửa là do bạn muốn chúng làm vậy.

Thật là không tốt khi đứa trẻ nghĩ rằng chúng chỉ làm những việc nhất định mà cha mẹ sai bảo. Chúng có thể tự nhắn nhủ với bản thân rằng khi bạn không có ở xung quanh thì không có lý do gì để chúng thực hiện. Tốt nhất bạn nên hướng chúng đến ý nghĩa là “Tôi cho đĩa vào bồn rửa vì đó là trách nhiệm phải làm” chứ không phải vì ” Mẹ muốn tôi làm điều đó.”

“Con muốn tốt hơn…”

Khi bạn nói một câu đại loại như: “Ngay bây giờ, mẹ muốn con làm sạch căn phòng hơn!”. Đây có vẻ giống với một lời đe dọa hơn là một hiệu lệnh. Trong một số trường hợp, đe dọa có thể làm phản tác dụng.

Sử dụng nếu..thì… sau đó cảnh bảo những hậu quả rõ ràng nếu trẻ không tuân thủ, chẳng hạn như “Nếu con không dắt xe vào trong nhà thì ngày mai con không được phép đi xe” . Hoặc, sử dụng phần thưởng để khích lệ con: “Sau khi con dọn xong phòng, con có thể đi ra ngoài chơi.”.

Minh Hường

(Theo discipline)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

TOP 5 sữa Organic cho trẻ từ 1-3 tuổi phát triển toàn diện

TOP 5 sữa Organic cho trẻ từ 1-3 tuổi phát triển toàn diện

Đời sống càng phát triển, nhiều bậc cha mẹ càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn nguồn thực phẩm cho các con. Bên cạnh các rau củ, thịt organic, nhiều mẹ đang lựa chọn sữa organic để giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt lành cho con. Dưới đây là 5 loại sữa organic giúp bé 1-3 tuổi phát triển toàn diện

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Sữa Meadow Fresh có tốt không? Review chi tiết từ người dùng

Sữa Meadow Fresh có tốt không? Review chi tiết từ người dùng

Sữa Meadow Fresh là một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng, được nhiều gia đình tin dùng nhờ vào chất lượng dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Vậy sữa Meadow Fresh có tốt không? Thành phần dinh dưỡng có gì đặc biệt? Giá sữa Meadow Fresh trên thị trường hiện nay ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Lý do sữa Aptamil Essensis Organic A2 đắt nhưng rất đáng tiền

Lý do sữa Aptamil Essensis Organic A2 đắt nhưng rất đáng tiền

Sữa Aptamil Essensis Organic A2 là một trong những dòng sữa cao cấp trên thị trường hiện nay. Nhiều bậc phụ huynh khi tìm hiểu về sản phẩm này thường thắc mắc: "Tại sao sữa Aptamil Essensis Organic A2 lại đắt hơn so với các dòng sữa khác?". Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu 4 yếu tố sau.
7 loại sữa nước phát triển chiều cao và trí não cho bé trên 1 tuổi

7 loại sữa nước phát triển chiều cao và trí não cho bé trên 1 tuổi

Giai đoạn 1 tuổi bé đã có thể bắt đầu đi học nên ngoài sữa công thức, nhiều mẹ còn tìm kiếm các loại sữa nước pha sẵn để bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Dưới đây là 7 loại sữa nước phát triển chiều cao và trí não cho bé trên 1 tuổi tốt mà mẹ bỉm nên lựa chọn.
Đánh giá sữa Bellamy số 3 cho bé trên 1 tuổi, cách pha đúng nhất

Đánh giá sữa Bellamy số 3 cho bé trên 1 tuổi, cách pha đúng nhất

Sữa Bellamy số 3 là dòng sữa hữu cơ an toàn cho trẻ trên 1 tuổi với hương vị tự nhiên dễ uống, sử dụng 100% thành phần Organic nên an toàn tuyệt đối. Vậy sản phẩm này của nước nào, có gì đặc biệt, giá cả ra sao, cách pha đúng thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.