5 điều bạn nên biết trước khi mua card đồ họa GPU

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Việc chọn mua hoặc nâng cấp card đồ họa được xem là rất quan trọng, và yêu cầu bạn phải nắm được một vài kiến thức cơ bản. Dưới đây là 5 kinh nghiệm có thể giúp bạn chọn mua card đồ họa GPU đúng loại và hợp lý.

Card đồ họa (hay còn gọi là GPU) là một loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh. Đối với những công việc cần nhiều sự giải quyết của đồ họa như thiết kế đồ họa, chơi games có độ phân giải cao thì card đồ họa đóng một vai trò quan trọng, bởi nó nắm giữ vai trò xử lý mọi vấn đề về hình ảnh trên máy tính.

Tóm tắt gọn hơn thì card độ họa sẽ quyết định việc chơi game, xem video, học tập về đồ họa trên máy tính đó là tốt hoặc kém. Do đó,việc chọn mua hoặc nâng cấp card đồ họa được xem là rất quan trọng, và yêu cầu bạn phải nắm được một vài kiến thức cơ bản. Dưới đây là 5 kinh nghiệm có thể giúp bạn chọn mua card đồ họa GPU đúng loại và hợp lý.

Hiệu năng cao thì giá cũng không rẻ

Một sự thực về card đồ họa đó là: nếu bạn muốn đạt hiệu năng cao, thì chúng ta cũng phải chi trả một số tiền tương xứng. Đối với game thủ hay dân đồ họa chuyên nghiệp, GPU có thể dễ dàng trở thành linh kiện đắt tiền nhất trong dàn máy của bạn. Giá của chúng có thể lên tới cả chục, thậm chí là vài chục triệu đồng tùy vào hiệu năng và thương hiệu.

Tất nhiên, sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn xác định được nhu cầu của mình, xem liệu rằng chúng ta sẽ cần tới một GPU có khả năng tới đâu. Để đánh giá điều này, bạn cần xin ý kiến của các chuyên gia, hoặc tham khảo trên các diễn đàn công nghệ để có được câu trả lời trước khi quyết định chọn mua.

Xác định nhu cầu trước khi mua

Nhiều người dùng có thói quen mua sắm trước, sau đó mới quyết định làm gì với thiết bị của mình. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn hãy xác định nhu cầu sử dụng của mình từ trước, sau đó mới đi đến chọn mua thiết bị/linh kiện phù hợp.

Thí dụ như bạn đam mê chơi game, nhưng chỉ thường chơi các trò chơi đồ họa nhẹ, cấu hình thấp như các game MOBA, web game, game mô phỏng,… thì không nhất thiết phải mua những chiếc card đồ họa quá đắt tiền. Thay vào đó, hãy hướng tới những mẫu card tầm trung/giá rẻ như Nvidia Geforce 8600GT ( 128bit ) hay Nvidia Geforce 9600GT (256bit) với giá chỉ từ 400 – 700 ngàn đồng.

RAM VGA là ưu tiên số 1

ddr3-vs-gddr5

RAM VGA, hay còn biết đến dưới định nghĩa bộ nhớ trong của card đồ họa, là một khái niệm khác biệt so với RAM của hệ thống mà chúng ta vẫn thường biết tới. Thông thường, RAM VGA càng cao, thì càng nâng cao khả năng làm việc của card, dẫn tới việc xử lý đồ họa tốt hơn.

Quan trọng hơn cả số lượng về RAM, đó là loại RAM. RAM DDR 3 được dùng phổ thông trên các loại card từ phân khúc tầm trung cho tới cao cấp. Tuy nhiên ngày nay, RAM trên các mẫu VGA “khủng” có thể đã lên tới GDDR5, mang đến băng thông rộng hơn và tất nhiên là tốc độ xử lý vượt trội.

Loại của nhà sản xuất, hay của công ty thứ 3

Đối với người dùng không chuyên, chúng ta có thể sẽ khó lòng nắm bắt được khái niệm này. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng các hãng sản xuất card đồ họa như Nvidia, AMD bên cạnh việc sản xuất GPU, còn hợp tác cùng các công ty thứ 3 để cho ra mắt những phiên bản khác nhau của cùng một loại GPU đó. Các công ty thứ 3 điển hình đó là ASUS, MSI, Palit, Gigabyte,..

Trên thực tế, mỗi công ty thứ 3 đều mang tới một sự khác biệt nhất định cho cùng một dòng GPU. Thường họ sẽ “mod” thêm quạt, kích xung lên những cấp độ khác nhau nhằm tăng hiệu năng xử lý, cũng như tạo ra điểm nhấn riêng cho thương hiệu.

Luôn kiểm tra tính tương thích với thiết bị

Với mỗi dòng card đồ họa khác nhau, chúng ta có thể gặp phải những vấn đề về sự tương thích hoàn toàn khác nhau. Có thể lấy ví dụ như sử dụng khe cắm PCI 16-slot hay 32, độ dài rộng có tương thích với case hay không, hay có bị thắt cổ chai khi dùng chung với CPU cấp thấp hay không?

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố không kém phần quan trọng thường bị bỏ quên đó là lượng điện năng tiêu thụ. Trước khi mua một thiết bị VGA, chúng ta cần tìm hiểu lượng điện năng tiêu thụ thực tế và tối đa của nó. Từ đây, kiểm tra xem liệu bộ nguồn (PSU) hiện tại có đủ cung cấp năng lượng hay không. Với những ai định sử dụng 2 card đồ họa thông qua SLI hay Crossfire, lượng điện năng tiêu thụ thậm chí cao hơn bình thường rất nhiều.

Nguyễn Nguyễn

Theo MakeUseOf

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop