Tính trung thực
Trẻ em có cảm nhận và làm theo những điều bé thấy cha mẹ làm, do đó quan trọng nhất là bạn phải luôn luôn giữ thái độ thẳng thắn, bất cứ điều gì bạn nói ra cần đi đôi với việc làm, không nên nói với con bất kỳ những tư tưởng mang ý lừa dối nào dù là nhỏ nhất ví dụ như ” Đừng nói cho bố biết mẹ cho con ăn kẹo chiều nay nhé ” hoặc những lời nói dối vô hại trước mặt trẻ khi giao tiếp với người khác, ngay cả khi bạn giải thích trẻ cũng chưa thể hiểu được những khái niệm phức tạp và điều sau cùng trẻ hiểu sẽ là việc nói dối là điều bình thường và ai cũng làm như vậy.
Cha mẹ cần đề cao tính trung thực để trẻ hiểu rằng dù việc nói thật có thể không dễ dàng nhưng khiến cho con được yêu quý hơn và mọi chuyện được giải quyết tốt hơn. Do đó, cha mẹ không nên làm trầm trọng khi trẻ nói dối bạn mà cần bình tĩnh lại và hướng dẫn trẻ nói ra sự thật bằng cách nói với trẻ những câu như ” Mẹ hứa sẽ không mắng con nếu con kể cho mẹ nghe sự thật”. Như vậy thì lần sau trẻ sẽ dễ dàng trung thực với bạn hơn và tính trung thực dần dần được hình thành.
Cư xử tốt với bạn bè
Trẻ nhỏ thường có phản ứng tiêu cực như ghét bỏ và ghen tị khi nhìn thấy bạn hoặc anh chị em của mình có một món đồ đẹp hơn, lúc này một số trẻ sẽ có hành vi dành đồ chơi hoặc phá phách đồ của bạn. Cha mẹ cần giải thích một cách khéo léo giúp trẻ hiểu được cảm xúc và hành vi của mình như vậy là sai, và trẻ phải công nhận điều đó, tiếp theo quan trọng hơn là sau đó cha mẹ gợi ý trẻ xin lỗi bạn và biết đền lại cho bạn đồ vật trẻ làm hỏng. Điều này giúp trẻ có định hướng tốt về sự sòng phẳng và cách xử sự đúng đắn trong các mối quan hệ với bạn bè.
Rèn tính quyết tâm cho trẻ
Khi trẻ đang thích thú khám phá và thử làm một điều gì đó ví dụ như trẻ vẽ tranh, trẻ thường mang đến khoe cho mẹ, trẻ vẽ hết bức này đến bức khác rồi mang đến cho bạn để nhận được lời khen ngợi. Nếu người mẹ biết khen con đúng cách sẽ giúp trẻ tăng nghị lực và quyết tâm hơn khi làm bất kì việc gì sau này, bạn nên khen trẻ một cách cụ thể, chú ý đến những chi tiết mà bé làm, bạn có thể khen “bức tranh này con vẽ đẹp hơn bức tranh vừa nãy, có phải là con đã cố gắng hết sức đúng không”. Trong trường hợp trẻ thực hiện một việc gì đó hơi khó so với khả năng của trẻ thì bạn cũng nên đưa ra lời nhận xét mang tính khích lệ như ” Con có thể làm được như vậy là rất tốt, mẹ biết là việc này hơi khó đối với con”. Khi trẻ hiểu được mẹ công nhận và ủng hộ, trẻ sẽ rất vui mừng và cố gắng hơn nhiều để làm việc đó tốt hơn nữa.
Khích lệ đúng cách sẽ tăng nghị lực cho trẻ
Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác
Một bà mẹ trẻ có 2 cô con gái hơn kém nhau 1 tuổi, mỗi khi cho hai đứa nhỏ đi siêu thị mua sắm thì chúng lại cãi cọ và gây gổ với nhau, một lần cô quyết định nói với hai đứa rằng cần phải làm thế nào để hai đứa không tranh cãi với nhau và làm mọi người khó chịu như vậy nữa. Vậy là những lần sau đó mỗi đứa đã nghĩ ra một cách để tự làm nó vui mà không làm cho đứa kia khó chịu,điều này giúp hai đứa trẻ quan tâm hơn đến cảm xúc của nhau và do đó chúng có khả năng quan tâm đến người khác. Dần dần, những đứa trẻ sẽ hiểu rằng làm người khác vui thì sẽ nhận lại những cảm xúc tương tự và bản thân chúng sẽ trở nên tốt hơn trong mắt người khác.
Dạy trẻ biết yêu thương
Hãy thường xuyên trao cho trẻ những cái ôm hôn, cho dù những ngày bạn bận rộn nhất cũng đừng quên ôm ấp vuốt ve trẻ và nói chuyện vui với trẻ, điều này giúp tâm trạng trẻ cải thiện và cho trẻ quyền được thể hiện cảm xúc yêu thương với bạn, đối với tất cả những người thân xung quanh trẻ, bạn cũng nên gợi ý cho trẻ tiếp xúc thân mật với họ. Dạy trẻ cách nói ” Con yêu mẹ”, ” Con yêu bố”.. và trẻ sẽ biết cách đáp lại bạn, bạn cũng có thể viết những câu bày tỏ tình cảm với con rồi dán chúng lên sách, bàn học.. để trẻ bất ngờ. Cách sống tình cảm sẽ được nuôi dưỡng ngay từ khi trẻ còn nhỏ, điều này giúp trẻ có nhận thức sâu sắc hơn về tình mẫu tử, tình bạn, tình yêu thương với mọi người…
H.H
Theo Parents.com
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam