5 kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh chuyển dạ thật sự cần nhập viện ngay

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu mẹ đang mang bầu ở tuần 22 - 47 tuần mà 5 dấu hiệu này thì cần nhanh chóng nhập viện ngay trong khoảng vài giờ càng sớm càng tốt.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết rằng quá trình chuyển dạ đang tới gần nhưng không phải dấu hiệu nào cũng cần phải nhập viện ngay và để bố mẹ nhìn thấy khuôn mặt con yêu chào đời thì mẹ và bé còn một chặng hành trình nữa ở phía trước đó là quá trình chuyển dạ và sinh em bé.

Chuyển dạ là gì ?

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Nếu tuổi thai đạt từ 38 – 42 tuần thì người ta gọi là chuyển dạ sinh đủ tháng, khi ấy thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khỏe mạnh ngoài tử cung của người mẹ. Nếu tuổi thai đạt từ 22 – 37 tuần mà mẹ có dấu hiệu chuyển dạ thì người ta sẽ gọi đây là sinh non tức là thai nhi có thể sống được và mẹ có thể sinh em bé tuy nhiên sau sinh nếu em bé yếu quá thì phải nuôi thêm trong lồng kính một thời gian trước khi đưa bé về nhà. Còn nếu tuổi thai lớn hơn 42 tuần mẹ mới có dấu hiệu chuyển dạ thì người ta gọi là sinh già tháng.

Có mấy loại chuyển dạ ?

Trên thực tế có 3 loại chuyển dạ là:

  • Tiền chuyển dạ: đây là giai đoạn báo hiệu trước khi có dấu hiệu chuyển dạ thực sự và nó có thể kéo dài một vài tuần. Nếu bạn đang cần tìm hiểu dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần thì bạn hãy nhận định xem mình có hay đi tiểu nhiều lần không, tăng dịch tiết âm đạo không, cân nặng không đổi, nước ối ít, tử cung có các cơ co nhẹ và thưa chỉ râm ran không đau rõ, các khớp vùng chậu và háng bị đau mỏi,… nếu có xuất hiện những biểu hiện trên lặp lại trong vài ngày thì báo hiệu bạn đang trong quá trình tiền chuyển da, khoảng một vài tuần nữa bạn sẽ sinh đấy.
  • Chuyển dạ thật sự: Nếu bạn có 3 trong 5 biểu hiện sau thì bạn cần nhập viện ngay lập tức vì đây là dấu hiệu sắp sinh trong 24h : Đau bụng từng cơn tăng dần. Ra dịch nhầy hồng âm đạo. Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở). Đầu ối được thành lập. Có sự tiến tiển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung. Khi có các cơn đau bụng gò cứng, ra dịch nhầy âm đạo, ra nước loãng âm đạo… bạn nên nhập viện khám ngay vì đó là thời điểm cho thấy bạn sắp sinh.
  • Chuyển dạ giả: đây là giai đoạn sẽ xảy ra vào vài tuần cuối của thai kỳ và xảy ra ở hầu hết các thai phụ đều cảm nhận được các cơn co tử cung nhẹ trước khi chuyển dạ thật sự. Các cơn co này được gọi là những cơn co Braxton Hicks hay chuyển dạ giả. Tức là không giống chuyển dạ thật sự, chuyển dạ giả có thể: Dữ dội hoặc nhẹ, thường xuất hiện vùng phía trước bụng và vùng xương chậuXuất hiện đột ngột rồi biến mất, không liên tiếp, không tăng lên và cũng không mạnh lên theo thời gian. Có thể giảm đau khi thay đổi tư thế. Và không làm cổ tử cung xóa mở.
5 kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh chuyển dạ thật sự cần nhập viện ngay
5 kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh chuyển dạ thật sự cần nhập viện ngay

Chi tiết thời gian và các giai đoạn chuyển dạ thật sự

 

 

 

Thông thường ở các thai phụ có con so sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn con rạ. Cụ thể:

  • Con so: Trung bình 16-24 giờ
  • Con rạ: Trung bình 8-12 giờ

Với các trường hợp chuyển dạ trên 24 giờ người ta gọi là “chuyển dạ kéo dài”

Khi chuyển da thật sự mẹ sẽ phải trải qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn tiềm thời (tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở 4cm. Giai đoạn này cho phép kéo dài 8-10 giờ) và giai đoạn hoạt động (tính từ khi cổ tử cung mở > 4cm đến khi mở hết 10cm. Giai đoạn này cho phép kéo dài 7 giờ).
  • Giai đoạn 2: Sổ thai, tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi sổ thai. Giai đoạn này cho phép tối đa là 1 giờ.
  • Giai đoạn 3: Sổ rau, tính từ khi thai sổ đến khi rau sổ ra ngoài. Giai đoạn này cho phép tối đa là 1 giờ.

Chốt lại: Nếu có ít nhất 3 trong 5 dấu hiệu chuyển dạ thật sự này các bạn cần nhập viện ngay để theo dõi và đảm bảo an toàn trong quá trình sinh em bé:

  • Cảm thấy đau mỗi khi bụng gò cứng: cơn gò cứng bụng mỗi lúc càng dày hơn và đau tăng.
  • Dịch nhầy thay đổi:  ra chất nhày gợn gợn có nhớt hồng
  • Ra máu.
  • Rò rỉ nước ối, ra ối: đột ngột thấy ra nước nhiều âm đạo, nước loãng thường trắng đục và có mùi tanh, sau đó tiếp tục ra rỉ rả.
  • Mẹ cảm thấy đau đầu, hoa mắt hoặc sưng phù trầm trọng. Đây thường là dấu hiệu của tiền sản giật – một biến chứng vô cùng nguy hiểm cuối thai kỳ.

Trước khi đi bạn đừng quên mang theo những đồ cần thiết cần phải chuẩn bị cho kỳ sinh nở nhé! Chúc các mẹ bầu “mẹ tròn con vuông”.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Giải đáp: Mẹ sau sinh uống sữa ông thọ có nhiều sữa không?

Giải đáp: Mẹ sau sinh uống sữa ông thọ có nhiều sữa không?

Một trong các mẹo dân gian được truyền miệng nhiều nhất là uống sữa ông thọ để kích thích tuyến sữa của mẹ bầu sau sinh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc uống sữa ông thọ có nhiều sữa không, uống như thế nào là hợp lý.

Tin tức về Mẹ và Bé

Chi tiết các dòng sữa Colosbaby tăng cân cho bé

Chi tiết các dòng sữa Colosbaby tăng cân cho bé

Sữa Colosbaby nổi tiếng là dòng sữa non tăng cân vừa giúp tăng đề kháng lại có nhiều dòng bổ sung thành phần giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cân và tăng chiều cao tốt. Trong bài viết này, cùng Websosanh.vn tìm hiểu các dòng sữa Colosbaby tăng cân cho bé nhà bạn nhé!
Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.