5 nguyên tắc cần nhớ khi tập cho bé bú bình

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Tập bú bình cho các bé đã quen bú mẹ là việc làm không dễ, mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc dưới đây để bé không sợ hãi và dễ dàng hợp tác.

Khi mẹ đi làm trở lại bé sẽ phải bú sữa mẹ được vắt ra hoặc sữa công thức bằng bình tuy nhiên tập bú bình cho các bé đã quen bú mẹ không phải là điều dễ làm. Dưới đây là những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi tập cho bé bú bình để bé chấp nhận cả việc bú bình và bú mẹ:

Không cho bé ti bình trước 6 tuần tuổi

bình sữa

Không nên cho bé tập bú bình trước 6 tuần tuổi

Đối với 1 em bé sơ sinh thì ti bình chỉ là phụ, ti mẹ mới là chính. Vì thế, một trong những nguyên tắc các bậc cha mẹ cần nhớ là không tập ti bình cho bé trước 6 tuần tuổi. Nếu cho bé ti bình quá sớm sẽ làm bé bỏ ti mẹ khiến mẹ có nguy cơ mất sữa hoặc làm bé có khớp ngậm không đúng dẫn đến mẹ bị đau rát đầu ti hoặc nứt đầu ti,… Chỉ nên chô bé tập ti bình sau 6 tuần tuổi vì lúc này bé đã có kĩ năng bú mẹ tương đối thuần thục. Nếu mẹ sắp đi làm trở lại thì nên tập ti bình cho bé trước từ 2 đến 4 tuần, nên tập nhiều lần trong ngày với thời gian tăng dần kết hợp với bú mẹ bình thường.

Không nên làm bé sợ cái bình

Bình sữa là điều mới mẻ với những bé chưa từng bú bình. Có những em bé rất dễ tính, có thể vừa bú mẹ vừa bú bình nhưng cũng có 1 số em bé nhất quyết không chịu ti bình khi đã quen ti mẹ. Đối với những bé này mẹ cần cho bé làm quen với bình sữa, ban đầu mẹ chỉ nên cho một ít sữa vào bình và kiên trì cho bé làm quen. Ngay cả khi bé chỉ ngậm bình và nhai nhai chứ ko mút cũng là dấu hiệu tốt.

Mẹ không nên làm bé sợ và có ấn tượng xấu với bình sữa bằng cách ép, la lối khi bé không chịu mút ti bình. Cứ như vậy, mỗi ngày lại tập nhiều hơn một chút bé sẽ quen với ti bình. Tuy nhiên, cũng có những bé nhất quyết không chiu bú bình. Trong trường hợp này mẹ cũng không nên quá lo lắng vì vẫn có thể cho bé ăn bằng thìa.

Nên để cho người chăm bé khi mẹ đi làm tập ti bình

bình sữa

Nên để bà hoặc người chăm sóc bé cho bé tập bú bình

Nếu bà là người chăm bé khi mẹ đi làm trở lại thì nên để cho bà tập cho bé ti bình. Khi tập cho bé ti bình, bà có thể vừa bế bé, vừa hát ru, đong đưa để bé cảm thấy thoải mái và chịu hợp tác bú bình. Ngoài ra, có thể bọc bình sữa bằng cái khăn có mùi sữa mẹ sẽ hấp dẫn bé khiến bé dễ chấp nhận hơn.

Tập khi bé không quá đói hay no

Không nên tập bú bình cho bé khi bé không quá đói hay đang no. Nếu bé đang đói, bạn có thể cho bé uống một ít sữa bằng thìa trước sau đó mới tập ti bình. Ngoài ra, có bé thích núm ti ấm, nhưng một số bé sắp mọc răng lại thích núm ti hơi mát lạnh. Mẹ hãy cho nước ấm lên núm ti hay cho núm ti và tủ lạnh, xem bé thích cách nào hơn.

Thử đổi núm ti

Khi tập cho bé ti bình, mẹ nên chọn loại núm ti có hình dạng giống với ti mẹ. Có thể thử đổi núm ti ngắn hơn hay dài hơn, vì đầu ti sẽ đụng vòm họng bé, nơi mà ti mẹ cũng hay đụng vào đó. Có thể kích thước núm ti này không chạm trúng nơi mà bé quen thuộc, thay núm ti khác lại được. Ngoài ra, mẹ có thể thử nhiều tư thế cho bé bú khác nhau, có thể tư thế này bé không thích nhưng tư thế khác thì bé lại hợp tác.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.