6 món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bánh tro (bánh gio), thịt vịt, hoa quả hay cơm rượu nếp là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 của người Việt Nam

Bánh tro

Bánh tro, hay một số nơi khác còn gọi là Bánh ú nước tro, hoặc bánh gio là một trong những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm. Trong mâm cỗ ngày lễ đặc biệt này, bạn sẽ được thấy những chiếc bánh có màu trắng ngà, hình chóp, to bằng ngón tay người lớn.

Ngày nay, bánh tro không còn qua phổ biến trong những ngày thường nhưng cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ, kiểu gì nó cũng được bán trong các ngôi chợ. Biến tấu với nhiều tên gọi và hình dáng, những bánh tro vẫn giữ được những đặc điểm và hương vị riêng của nó.

Người xưa tin rằng nếu ăn bánh tro vào Tết Đoan Ngọ, những bệnh tật trong người sẽ tự khắc tiêu tan. Thứ bánh giản dị, dân dã này đến nay vẫn không thể thiếu được trong ngày lễ 5/5 Âm lịch.

Nếu không muốn mua ngoài chợ mà muốn tự làm bánh ở nhà, đầu tiên lấy rơm nếp đốt lấy tro, hòa với nước cho tan và để lắng. Chắt lấy phần nước trong đem ngâm với gạo nếp. Không nên ngâm quá lâu để tránh mùi nồng của bánh, thường chỉ nên ngâm trong khoảng từ nửa ngày đến một ngày. Nếp ngâm xong, vớt ra xả lại bằng nước sạch, để ráo. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân. Đậu xanh ngâm qua đêm cho nở, nấu chín và tán nhuyễn với đường cát.

Lá để gói bánh trong truyền thống là lá tre, ngày nay, một số nơi người ta dùng lá chuối để thay cho lá tre. Cuốn một đầu lá thành hình chiếc phễu, cho vào một ít nếp, nhân, bên trên thêm một lớp nếp nữa và gói lại thành một hình tam giác cho thật kín, dùng dây chuối buộc chặt bên ngoài. Xếp bánh vào nồi và đem luộc, khi bánh chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh cho bánh nguội, sau đó buộc bánh thành từng chùm vào trên lên sàn cho bánh nhanh khô lá. Bánh thường để cúng và làm quà cho người thân trong gia đình vào ngày tết Đoan Ngọ.

Thịt vịt

Đầu tháng người ta không ăn thịt vịt nhưng trong lễ Tết Đoan Ngọ, thịt vịt là một trong những món ăn không thể thiếu đối với người dân ở nhiều địa phương của miền Trung.

Một số giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch (lập hạ). Trong khi đó, một số lại quan niệm, vịt sẽ bắt đầu béo ngậy, thơm ngon hơn kể từ ngày mùng 5/5 (âm lịch) trở đi.

Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi thấy các gia đình đều mua vịt về ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ, đặc biệt là món tiết canh vịt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn nên chọn những con vịt thật ngon và béo, tự tay làm tiết canh. Nếu thích ăn món vịt, bạn có thể làm ngay món vịt om sấu để ăn trong dịp Tết Đoan ngọ này. Vịt om sấu rất ngon với từng miếng thịt mềm, thơm, chua chua của vị sấu vô cùng thơm ngon.

Xem thêm:Văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5

Hoa quả

Hoa quả là vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi ngày lễ tết. Tuy nhiên, trong ngày lễ Tết Đoan Ngọ, hoa quả được người ta mua về rất nhiều, vừa để thắp hương, về để thưởng thức. Mùa hè, các loại như: vải, mận, đào, chôm chôm, xoài, dưa hấu… là “đặc sản”, nên bạn có thể mua về. Đặc biệt là mận, vải, đào nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Cơm rượu nếp

Món ăn vô cùng quan trọng và đặc biệt không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ đó là cơm rượu nếp. Hương vị nồng nồng của cơm nếp hòa với men rượu cay tạo nên một món ăn độc đáo của người dân Việt. Cơm nếp dễ nấu nhưng để biến hóa nó thành thứ cơm rượu vừa ngon lại vừa “giết sâu bọ” được cần chú ý chọn loại men rượu đặc biệt để tránh cho cơm bị sượng, mất đi mùi vị thơm ngon, ngòn ngọt, cay cay của món ăn dân dã này.

Dùng một cái đồ rây lỗ nhỏ, cho men rượu đã giã mịn vào và rây một lớp men lên bề mặt xôi. Tiếp tục lật ngược bề mặt xôi bên dưới, rây một lớp men mỏng. Sự kết hợp giữa xôi nếp và men trong quá trình ủ đã tạo ra hương vị thơm ngọt, chất đường tăng lên làm cho tính chất bổ dưỡng của món này cũng tăng lên. Cơm rượu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, làm ấm cơ thể, trừ đàm, thăng khí giúp tinh thần vui vẻ, phấn chấn.

Nước dừa tươi

Đối với nhiều người dân Việt Nam, uống nước dừa trong dịp Tết Đoan Ngọ là phong tục không thể thiếu. Vị ngọt mát, trong lành của nước dừa là ly nước giải nhiệt tự nhiên và tốt nhất của cả trẻ con và người lớn.Nhiều người còn nạo cùi dừa để ăn kèm với các loại chè như đỗ xanh, chè sen…

Chè kê

Chè kê là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Chè kê nấu đơn giản những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, đồng thời có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.

Hương Giang

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Cuộc sống

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay là biểu tượng của dòng bia Trappist, một trong những dòng bia cao cấp nhất thế giới, được sản xuất tại tu viện Scourmont, Bỉ. Dịp Tết 2025, bia Chimay trở thành món quà độc đáo và sang trọng, phù hợp để thưởng thức trong gia đình hoặc dành tặng bạn bè, đối tác.
So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

Cả Imani và Medela đều là những thương hiệu nổi tiếng đình đám trên toàn thế giới và được nhiều người yêu thích sử dụng. Trong bài viết này,Websosanh.vn sẽ so sánh máy hút sữa Imani và Medela một cách chi tiết để giúp các mẹ hiểu rõ và đưa ra lựa chọn sáng suốt.