1. Công suất của máy lạnh quá lớn
Nhiều người cho rằng, công suất của điều hòa càng lớn sẽ càng tốt. Tuy nhiên, điều này không thực sự đúng, công suất điều hòa càng lớn thì càng làm mát/sưởi ấm nhanh hơn. Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn lắp đặt điều hòa có công suất quá lớn vượt quá diện tích căn phòng.
Vì mỗi mức công suất điều hòa đều đã được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng ở khoảng không gian nhất định. Do đó, nếu bạn chọn mua điều hòa có công suất lớn hơn nhiều so với diện tích phòng chắc chắn sẽ làm tăng hóa đơn tiền điện mỗi tháng. Tốt nhất bạn nên sử dụng điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng, ví dụ điều hòa 9000BTU dùng cho phòng dưới 15m2; điều hòa 12000BTU dùng cho phòng 15-20m2; điều hòa 18000BTU dùng cho phòng từ 20-30m2…
2. Tắt máy điều hòa khi phòng đã đủ lạnh
Nhiều người sử dụng điều hòa truyền tai nhau kinh nghiệm là khi thấy căn phòng đã đủ lạnh thì hãy tắt bỏ điều hòa để tiết kiệm điện năng. Sau khi căn phòng nóng lên thì hãy bật điều hòa trở lại.
Tuy nhiên điều này lại không hề tiết kiệm điện như nhiều người vẫn nghĩ mà còn gây phản tác dụng khiến điện năng tiêu thụ nhiều hơn và lớn hơn do máy lạnh phải cần nhiều năng lượng để khởi động chạy liên tục. Do đó, nếu gia đình bạn đang duy trì thói quen này, hãy từ bỏ ngay hôm nay nhé để hóa đơn tiền điện hàng tháng không tăng vọt nhé.
3. Lắp đặt máy điều hòa ở nơi nóng nhất
Một số gia đình khi lắp đặt điều hòa đã chọn vị trí lắp đặt máy ở nơi nóng nhất của căn phòng để nhằm mục đích làm mát nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thực tế việc lắp đặt điều hòa ở vị trí này lại khiến điều hòa có thê phải hoạt động quá tải.
Vì vậy các chuyên gia điện lạnh khuyên bạn nên lắp đặt máy điều hòa ở những vị trí mát, cụ thể là ở phía Bắc hoặc phía Đông của ngôi – nơi mà ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp ít hơn.
4. Điều chỉnh nhiệt độ quá thấp
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp không chỉ khiến máy hoạt động quá tải mà còn có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Mức chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời quá lớn khiến người dùng dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ.
Do đó, bạn không nên điều chỉnh nhiệt độ thấp dưới 23 độ C một cách đột ngột hoặc trong thời gian dài. Tốt nhất mức nhiệt chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời chỉ nên chênh lệch tối đa 7 độ C.
5. Giấu kín máy điều hòa
Để tăng tính thẩm cho căn phòng, một số gia đình còn lắp đặt giấu kín điều hòa sau tủ, cây hoặc đồ đạc. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng tới năng suất khi sử dụng máy, mà còn cản trở sự thông gió đồng thời làm tắc nghẽn cuộn dây làm mát.
6. Bật điều hòa cả ngày
Vào mùa hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng cao điểm thì nhu cầu sử dụng điều hòa gần như là cả ngày. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không nên vì việc đóng cửa bật điều hòa cả ngày khiến không khí trong phòng không thể lưu thông, dễ nhiễm khuẩn gây hại sức khỏe.
Không chỉ vậy việc bật điều hòa liên tục 24/24 còn khiến máy phải hoạt động liên tục không có thời gian nghỉ ngơi nên dễ hỏng hóc và giảm tuổi thọ.
7. Không vệ sinh, bảo trì điều hòa
Nhiều gia đình khi thấy máy lạnh vẫn hoạt động bình thường sẽ bỏ qua việc vệ sinh, bảo trì và bảo dương máy định kỳ. Nhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên làm sạch bộ lọc ít nhất 2 tháng 1 lần, bên cạnh đó cần vệ sinh máy tổng thể 6 tháng 1 lần để đảm bảo máy lạnh luôn sạch sẽ, các bộ phận hoạt động trơn tru để làm mát tốt nhất.
Trên đây là 7 sai phầm phổ biến khi sử dụng và lắp đặt điều hòa bạn cần chú ý để đảm bảo sử dụng điều hòa hiệu quả và an toàn trong mùa hè này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!