Alzheimer là bệnh mất trí phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chữa được, có tính thoái hóa và gây tử vong. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trên 65, tuy nhiên một số trường hợp có thể phát bệnh sớm hơn rất nhiều. Tỷ lệ người mắc Alzheimer đang ngày càng tăng và dự đoán sẽ là 1/85 vào năm 2050.
Tỷ lệ người mắc Alzheimer đang ngày càng tăng và dự đoán sẽ là 1/85 vào năm 2050 (nguồn: internet)
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer hiện vẫn chưa rõ ràng. Các nhà khoa học đã khám phá ra trong não các bệnh nhân Alzheimer có nhiều tế bào bị chết hoặc tổn thương nguyên nhân chưa được biết. Đây là một căn bệnh đáng sợ,tuy không thật sự nguy hiểm đến tính mạng nhưng với nhiều người, bị bệnh này coi như là dấu chấm hết khi không thể nhớ được cuộc sống của mình, người thân của mình. Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa căn bệnh này nhưng nghiên cứu cho thấy vẫn có nhiều cách giảm nguy cơ mắc Alzheimer hiệu quả.
Vận động trí óc
Vận động trí óc nhiều là cách để giúp nó luôn nhạy bén. Các chuyên gia đã khẳng định rằng các hoạt động trí óc có thể giúp bạn cải thiện nhận thức và nhờ đó làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Không ngừng học hỏi
Không ngừng học hỏi giúp cải thiện khả năng ghi nhớ (nguồn: internet)
Việc học hỏi của bạn dù được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều giúp cải thiện hoạt động não bộ.Việc này được chứng minh là hiệu quả trong cải thiện khả năng ghi nhớ, suy luận và năng lực ngôn ngữ, ngoài ra cũng rất có lợi cho các hoạt động thường ngày của bạn.
Duy trì cân nặng thích hợp
Béo phì, đặc biệt là ở phụ nữ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp 3 lần so với những người có thân hình mảnh dẻ, còn với đàn ông béo phì, tỷ lệ chênh lệch này là 30%. Chính vì vậy, việc trì cân nặng thích hợp, đặc biệt là vào độ tuổi trung niên, cũng là một cách làm giảm nguy cơ mất trí nhớ.
Cải thiện chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ (nguồn: internet)
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ và hỗ trỡ đắc lực trong việc cải thiện chức năng não bộ,bạn cần chú ý bổ sung vào thực đơn của mình các loại quả mọng, táo, các loại hạt, rượu vang, sô-cô-la đen, cà phê, quế, nghệ, cá…
Ổn định huyết áp
Bệnh Alzheimer liên quan đến vấn đề ở hệ tim mạch. Huyết áp cao, đặc biệt là ở tuổi trung niên là một yếu tố nguy cơ. Những người từng bị đau tim tăng gấp đôi khả năng bị mất trí nhớ (cho dù là bệnh Alzheimer hoặc dạng khác). Vì vậy, kiểm soát huyết áp và giảm căng thẳng giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer sau này.
Nghiên cứu cho thấy nếu bị cao huyết áp, bạn có thể tự giúp mình bằng cách tập thể dục và có một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch. Và đây cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Không chỉ vậy, thậm chí khi những nỗ lực trong việc ăn uống và tập thể dục của bạn chưa đạt hiệu quả thì dường như việc uống thuốc hạ huyết áp cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có tác dụng tốt hơn trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng khác của bệnh mất trí nhớ.
Không hút thuốc
Thuốc lá có thể gây tổn thương não bộ (nguồn: internet)
Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh về phổi mà còn có thể gây tổn thương cho não bộ.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 14% các trường hợp bị Alzheimer trên toàn thế giới có thể là do thuốc lá gây ra, và thậm chí dù bạn không hút thuốc mà chỉ bị hít phải khói thuốc lá thôi thì bạn cũng bị nguy hiểm.
Bổ sung đầy đủ vitamin B12, D và E
Một vài nghiên cứu cho thấy hàm lượng vitamin B12, D và E thấp cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng nhận thức của não bộ. Đặc biệt, sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây chứng mất trí nhớ trầm trọng và gây lẫn, do đó việc bổ sung vitamin B12 là cách hữu hiệu giúp ngăn chặn hai chứng bệnh này. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy bảo đảm tiếp nhận đủ vitamin D và E cũng giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Điều chỉnh lượng đường trong máu
Khi mắc bệnh tiểu đường kháng insulin có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Một loại enzyme trong não có vai trò giảm insulin và amyloid, vì vậy quá nhiều insulin có thể cản trở khả năng loại bỏ amyloid của enzyme.Có mối liên quan chặt chẽ giữa lượng đường trong máu và nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ, thậm chí Alzheimer còn được gọi là “tiểu đường loại 3”. Ngay cả đối với những người không bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Vậy nên dù có bị tiểu đường hay không thì bạn cũng hãy chú ý việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
H.T
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam