Mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi về tâm sinh lý và rất cần chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện trong đó có cả những vấn đề về răng miệng. Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi về hoocmon có tên là Estrogen và Progestorome dễ gây cho lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn, là nguyên nhân làm cho răng dễ bị sâu. Theo bác sĩ Bicky Tran: “Bệnh răng miệng của mẹ bầu là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến thai nhi bị nhẹ cân và sinh non”. Tuy nhiên, các mẹ bầu có thể phòng ngừa điều này bằng cách vệ sinh răng miệng thật tốt.
Bệnh răng miệng của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào
Phụ nữ mang thi chính là đối tượng có nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng nhất bởi lượng canxi trong cơ thể luôn thiếu hụt do phải cung cấp cho thai nhi. Đối với những phụ nữ có sức khỏe tốt thì sẽ khó nhận biết những thiếu hụt này nhưng với những người có thể chất kém, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai khiến lượng canxi trong cơ thể sụt giảm đáng kể. Hơn nữa, việc thai nhi lớn lên khiến dạ con phình ra, tích trữ của dạ dày thu hẹp lại làm cho người mẹ nhanh no và nhanh đói khiến người mẹ ăn uống thường xuyên, ăn vặt các loại bánh ngọt cũng là nguyên nhân gây sâu răng.
Phụ nữ mang thi chính là đối tượng có nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng nhất (nguồn: internet)
Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc răng miệng ở mẹ bầu là nướu răng bởi vì khi bạn bị viêm, nhiễm trùng nướu sẽ xuất hiện một loại vi khuẩn có tên fusobacterium nucleatum liên quan đến chứng sinh non và lưu thai. Theo Tiến sĩ Jodi Danna thì loại vi khuẩn này sẽ theo đường máu đi vào nhau thai và ảnh hưởng đến hệ thống phát triển của thai nhi. Nếu áp dụng các phương pháp dân gian là thời gian mang thai không được chữa răng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé sau này bởi vì nếu viêm lợi quá nặng có thể dẫn tới sinh non. Việc mẹ bị sâu răng khi mang thai cũng có thể khiến con bị sâu răng theo và viêm vòm họng. Hơn nữa, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những bà mẹ sâu răng khi mang thai sinh con ra sẽ có hệ tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch không tốt và còn có thể bị ành hưởng nhiều căn bệnh khác.
Mẹ bầu phải làm gì khi bị sâu răng
Theo các phương pháp dân gian thì người phụ nữ không được khám chữa răng trong thời kỳ mang thai tuy nhiên quan niệm này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé. Chính vì vậy, không nên vì các kinh nghiệm truyền tai nhau mà các mẹ bầu tránh đến gặp nha sĩ khi thấy dấu hiệu sâu răng, răng ngả màu. Điều quan trọng khi mang thai là bạn phải thường xuyên khám răng để phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên, giai đoạn từ 30 tuần trở đi thì bào thai đã quá lớn nên việc đi lại và nằm chữa răng lâu dễ gây ra chóng mặt cho thai phụ nên có thể hạn chế khám răng từ giai đoạn này.
Mẹ bầu nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay cho việc dùng tăm (nguồn: internet)
Tuy nhiên, để ngăn ngừa các bệnh răng miệng trong thai kỳ thì việc phòng ngừa vẫn là yếu tố quan trọng nhất, trong đó việc vệ sinh răng miệng đúng cách và ý thức giữ gìn vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Các mẹ bầu nên đánh răng đúng cách, kỹ và nhẹ nhàng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay cho việc dùng tăm. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi,…và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có gas.
H.T
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam