Asus VivoBook S15 S530UN: Vẫn đáng mua dù bị cắt giảm nhiều thứ!

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
VivoBook S15 S530 với rất nhiều điểm trừ do bị cắt giảm các yếu tố cao cấp để đảm bảo giá thành. Dù vậy đây vẫn là một chiếc laptop tốt và đáng mua

Thiết kế

Khi so sánh thế hệ trước, Asus đã thay đổi khá nhiều về mặt thiết kế. Rõ ràng, thiết kế nhàm chán của thế hệ trước đã được cách điệu và tạo điểm nhấn. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta có rất nhiều màu sắc để lựa chọn. Thiết bị thử nghiệm của mình được phủ tone màu xanh, bên cạnh có màu xanh lá sáng hơn, màu xanh tối được sử dụng cho phần chiết kê tay. Asus cũng mang tới sự thay đổi lớn ở thiết kế phần bản lề.

Khung máy bao gồm rất nhiều chi tiết bằng nhựa, chỉ có phần nắp ngoài màn hình được làm bằng nhôm chải. Asus đã cắt giảm những chi tiết tốn kém ở phần khung máy để đảm bảo giá thành. Trên thực tế, độ ổn định không thực sự tốt, nhất là phần bàn phím, khung máy có một số vấn đề có thể nhận thấy dễ dàng. Nắp màn hình có thể ấn từ bên ngoài vào ở phần trung tâm, nó nhanh chóng truyền lực trực tiếp tới tấm nền màn hình. Ít nhất thì phần bản lề cũng được sửa lại khá tốt. Kích thước máy được giữ tương tự như trên thế hệ trước, bao gồm cả viền bezel mỏng.

Để bảo trì hoặc sửa chữa thiết bị, bạn phải tháo toàn bộ phần nắp dưới. Bao gồm 10 con ốc và rất nhiều lẫy nhựa nhỏ. Bên trong, bạn có thể thay thế pin và vệ sinh quạt tản nhiệt. Khả năng nâng cấp của thiết bị gồm có 2 khe RAM và 2 khe bộ nhớ lưu trữ (1x 2.5-in HDD, 1x M.2-2280 SSD)

Cổng kết nối

Asus đã thay đầu đọc thẻ SD trên thế hệ trước bằng đầu đọc thẻ microSD, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều có đầu đọc thẻ SD Full size. Thiết bị cũng được trang bị cổng USB C, nhưng không hỗ trợ Thunderbolt lẫn DisplayPort, bạn cũng không thể sạc máy qua cổng USB C. Các cổng USB A cũng chỉ được trang bị chuẩn USB 2.0.

Bàn phím – Touchpad

Ngược lại với thế hệ trước, Asus VivoBook S15 S530UN được trang bị bàn phím với hàng phím số riêng. Để vừa với bộ khung máy hẹp, Asus đã làm nhỏ lại kích thước phím. Đầu tiên là phím Shift sau đó đến các phím mũi tên nhỏ lại, phím End được tích hợp vào hàng phím chức năng. Cũng khó có thể đánh giá đây là điểm cộng hay trừ, vì một số người cần hàng phím số riêng, còn một số người lại thích phím mũi tên rộng rãi. Dù vậy thì phím Shift nhỏ cũng sẽ gây sự khó chịu nhất định.

Trải nghiệm gõ phím trên bộ bàn phím chiclet 6 hàng khá khó chịu nếu bạn phải soạn thảo nhiều. Bề mặt phím được làm cong nhẹ khá bám tay, nhưng vì thiếu độ ổn định nên cảm giác gõ khá mềm và lỏng lẻo.

Chất lượng ClickPad đi kèm cảm biến vân tay là ổn. Kích thước rộng rãi, trải nghiệm di chuột mượt mà và chính xác. Tuy nhiên, tiếng nhấp chuột vẫn khá to và touchpad cảm giác không được vừa vặn 100% với khung máy.

Màn hình

Nhìn chung, chất lượng màn hình không phải là tệ. Điểm cộng là độ phân giải cao và giá trị màu đen thấp. Tuy nhiên nếu so sánh với các đối thủ, thì nó không bằng khi mà độ bao phủ màu không được cao. Dù sao thì đây vẫn chỉ là một màn hình giá rẻ.

Hiệu năng

Có rất nhiều cấu hình được đưa ra cho chiếc Asus VivoBook S15 S530, bao gồm nhiều lựa chọn màu sắc khác nhau. Về mặt cấu hình, bạn có thể lựa chọn giữa Intel Core i5-8250U hoặc Core i7-8550U, đi kèm là 8 GB hoặc 16 GB RAM DDR4-2400. Bộ nhớ lưu trữ gồm 256 GB SSD cùng với 1 TB HDD. Chúng ta cũng có nhiều lựa chọn về GPU, bao gồm Intel UHD Graphics 620, Nvidia GeForce MX130 và Nvidia GeForce MX150.

Intel Core i7-8550U là bộ vi xử lý 4 nhân thế hệ thứ 8 của Intel. 4 nhân tiết kiệm năng lượng Kaby Lake Refresh có xung nhịp từ 1.8 GHz đến 4 GHz.

Hiệu năng của dòng Ultra Low Voltage như i7-8550U chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống tản nhiệt. Trên chiếc VivoBook S15 S530, bộ vi xử lý có thể tiêu thụ điện năng lên tới 3.5 GHz, đạt được mức xung nhịp 3.3 GHz. Tuy nhiên, nó chỉ trong một thời gian ngắn. Trong bài kiểm tra vòng lặp, từ vòng thứ 2, xung nhịp nhanh chóng giảm xuống chỉ còn 2.9 GHz, mức tiêu thụ giảm xuống 25W. Tiếp tục đến một nửa bài test, hiệu năng của thiết bị giảm một chút sau mỗi vòng lặp cho đến khi đạt 2.4 GHz, chỉ tiêu thụ 15W. Lý do là Asus đã chỉnh sửa phần mềm, nên thiết bị luôn giữ mức nhiệt độ CPU ở mức 75 °C.

Nhìn chung, hiệu năng của VivoBook là khá tốt với mức giá của mình. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp rõ ràng bị hụt hơi khá nhiều. Khi sử dụng pin, hiệu năng bị giảm đi khá đáng kể.

Không có vấn đề nào để phàn nàn về hiệu năng hệ thống. Asus VivoBook S15 S530 hoạt động hoàn toàn mượt mà, không hề có hiện tượng delay có thể nhận thấy. Các điểm số PCMark cũng rất ổn.

Asus VivoBook S15 S530 sử dụng 1 TB HDD kết hợp với 256 GB SSD cho bộ nhớ lưu trữ. HDD dùng để lưu trữ dữ liệu, còn các ứng dụng chính được cài đặt trên SSD. SSD của SanDisk là SSD tương đối chậm, chỉ được kết nối qua cổng SATA III cũ. Tuy nhiên nó cũng không làm ảnh hưởng tới hiệu năng trong quá trình sử dụng hàng ngày.

Nvidia GeForce MX150 là GPU tầm thấp dựa trên kiến trúc Pascal. Nó thường được dùng trên những thiết bị nhỏ và giá rẻ, nâng cao một chút hiệu năng đồ họa so với GPU tích hợp của Intel. Tuy nhiên, khi so sánh với những GPU thông dụng như Nvidia GeForce GTX 1050, nó chậm hơn rất nhiều.

Có một điểm thú vị của chiếc MX150 chính là có 2 phiên bản trên thị trường. Ngoài phiên bản tiêu chuẩn, chúng ta còn có phiên bản Max-Q với mức độ tiêu thụ điện năng thấp hơn chỉ 10W so với 25W như thông thường. Giá trị này thường không được nói rõ khi mua máy. Trên chiếc VivoBooks, chúng ta sẽ sử dụng phiên bản 25W, cho hiệu năng nhanh hơn 27% so với phiên bản 10W và mạnh hơn 66% so với Intel UHD Graphics 620.

GeForce MX150 giúp chiếc Asus VivoBook S15 S530 về cơ bản có thể chơi game ở mức độ vừa phải nhờ phiên bản 25W mạnh mẽ. Những tựa game mới hiện nay có thể chơi ở mức đồ họa thấp và độ phân giải được giảm thấp. Bạn phải chấp nhận thực trạng này vì vốn dĩ GeForce MX150 không phải là GPU gaming thực thụ.

Tuổi thọ pin

Tương tự như thế hệ trước, Asus VivoBook S15 S530UN có dung lượng pin tương đối nhỏ chỉ 42 Wh. Dù nó là nhỏ so với một laptop 15.6 inch, nhưng thời lượng pin đạt được khi sử dụng wifi lên tới 6.5 giờ là khá ấn tượng.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.