Websosanh – Trẻ em cần bảo vệ kĩ càng vì rất dễ ốm bệnh và chuyển biến nặng nguy hiểm, trẻ càng nhỏ càng cần chăm sóc cẩn thận để có thế phát triển tốt và khỏe mạnh, thời điểm này nếu trẻ hay bị ốm bệnh thì sẽ dễ sụt cân và phát triển chậm hơn hẳn so với các trẻ em cùng trang lứa. Thời điểm chuyển mùa đông xuân sắp đến rồi, các mẹ cần lưu ý các loại bệnh trẻ thường hay mắc để phòng tránh.
Bệnh đường hô hấp
Do thay đổi thời tiết
Đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ vào thời điểm giao mùa Đông- Xuân bởi các yếu tố như thay đổi thời tiết, các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi bông, nấm mốc…xuất hiện nhiều trong môi trường khi mùa xuân về. Do cơ thể trẻ còn non nớt và sức đề kháng còn yếu nên bạn cần đề phòng và bảo vệ trẻ kĩ càng hơn vào thời điểm này để tránh mắc các bệnh hen xuyễn, ho dễ dẫn đến các biến chứng nặng.
Do vi rút
Các loại virus cảm cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch bệnh. Nếu mắc dạng cúm B, ngoài những triệu chứng điển hình kể trên còn hiện tượng giống viêm ruột thừa, nhiễm trùng. Trong trường hợp biến chứng còn có thể gây viêm xoang và viêm tai giữa.
Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lớn, người lạ và cần cho trẻ ăn uống bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng để trẻ đề kháng tốt hơn với các loại bệnh cảm cúm do virus. Các bệnh này rất dễ làm trẻ sụt cân, yếu ớt, nếu trẻ đang trong tình trạng sức đề kháng yếu rất dễ bị chuyển nặng có thể dẫn đến nguy hiểm.
Cần cho trẻ đi khám nếu trẻ bị bệnh quá 2 ngày (ảnh internet)
Bệnh tiêu chảy
Mùa đông – xuân là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do virút Rôta nhất trong năm. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Trẻ thường mất nước và sụt cân nhanh, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nên trẻ ăn uống khó khăn hơn và dễ quấy khóc. Điều mẹ cần làm là không nên lo lắng trẻ sút cân mà ép trẻ ăn quá sớm mà cần cho trẻ có thời gian hồi phục lại hệ tiêu hóa bằng cách cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, và từng ít một đến khi trẻ hết đau bụng khó chịu tức là hệ tiêu hóa bình ổn trở lại thì mới cho trẻ ăn bình thường.
Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh toàn than do virus varicella zoster gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và thường bùng phát vào giai đoạn giao mùa đông – xuân. Các triệu chứng của bệnh: sốt, nổi mụn nước li ti trên mặt (phụ huynh thường nhầm lẫn với sốt phát ban) Bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan, do vậy, các bậc cha mẹ nên các các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả và an toàn là tiêm vắc xin cho trẻ trước mùa dịch ít nhất một tháng, bởi vắc xin thủy đậu cần 2-3 tuần để phát huy tác dụng.
Cần rèn cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh để tránh nhiễm bệnh (ảnh internet)
Bệnh Chàm Eczema
Mùa đông – xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát nhiều lần như bệnh chàm (còn gọi là Eczema), nổi mày đay… Đây là những căn bệnh gây rất nhiều “phiền toái” cho trẻ như gây ngứa ngáy, trẻ khó chịu hay quấy khóc và gãi chỗ ngứa rất nhiều làm chảy máu, rất dễ bị nhiễm trùng da.
Viêm amiđan
Sức miễn dịch của trẻ thường thấp, amiđan rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Biểu hiện của viêm amiđan là: sốt cao, đau đầu, đau họng, khó nuốt, mệt mỏi, khó chịu, đối với trẻ dưới 2 tuổi thường bị nôn ói.
Khi trẻ mắc chứng bệnh này, cha mẹ cần thay đổi thực đơn cho con với những thức ăn mềm, loãng để trẻ dễ nuốt hơn. Đồng thời, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị bệnh.
Trẻ sau khi ốm ăn ít hơn mẹ không nên lo lắng ép trẻ ăn sớm làm trẻ dễ bị mệt (ảnh internet)
Tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh dễ lây khi trẻ đến nơi công cộng, nhất là những khu vui chơi trong ngày Tết. Bệnh có thể lây qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp, qua các bề mặt nhiễm bẩn. Cha mẹ cần nhận biết những triệu chứng sớm của bệnh là trẻ sốt cao (từ 38 đến 39 độ C), chán ăn, ho, viêm họng, đau bụng. Thường sau 1, 2 ngày sẽ có dấu hiệu loét miệng, nổi nốt ban, mụn nước trên tay, chân. Khi đó cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.
Để phòng ngừa bệnh này, cách tốt nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Khi đi bên ngoài, cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng để tăng sức để kháng, tránh dùng tay bốc, ngậm mút thức ăn, tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
Quai bị
Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14.
Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.
Hồng Hạnh
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam