Cách lắp đặt bình nước nóng gián tiếp Ariston

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bạn mới mua bình nước nóng gián tiếp Ariston nhưng không biết cách lắp đặt thế nào cho đúng, thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn lắp đặt được bình nước nóng Ariston đúng và sử dụng bền nhất

Bình nước nóng gián tiếp Ariston là dòng bình nước nóng được người dùng ưa chuộng nhất, và đây cũng là dòng bình nóng lạnh mà nhiều người mua về sử dụng.

Mặc dù được bảo hành thời gian trên 7 năm, tuy nhiên, nếu không biết cách lắp đặt đúng, quá trình tắm sẽ không đủ nước, hoặc nước chảy với tốc độ quá yếu cũng như kèm theo nhiều những lỗi khác. Chính vì thế, khi lắp đặt nên gọi thợi lắp bình nóng lạnh chuyên nghiệp để lắp đặt, hoặc nếu tự lắp cần tuân thủ đúng các bước lắp đặt bình nước nóng Ariston gián tiếp sau đây:

Cách lắp đặt bình nóng lạnh Ariston

Cách lắp đặt bình nóng lạnh Ariston

Bước 1: Đặt bình nước nóng gián tiếp Ariston ở nơi đã được định trước

Lưu ý là vị trí đặt bình nước nóng gián tiếp Ariston cần cách đáy của bồn nước ít nhất 1 mét, để đảm bảo tốc độ dòng nước chảy là 2 lít/phút, bởi lẽ với tốc độ này thì bình nước nóng Ariston mới bắt đầu làm việc. Ngoài ra, đây cũng là vị trí an toàn, để bình nóng lạnh không bị va chạm, vỡ.

Vị trí lắp đặt bình nước nóng gián tiếp cũng cần phải gần nơi sử dụng, để tránh thất thoát nhiệt trong quá trình dẫn nước. Nhưng cũng cần hạn chế tiếp xúc với nước (do quá trình tắm của người dùng văng vào)

– Khoan 2 lỗ trên tường để treo bình nước nóng lạnh Ariston, sau đó cắm vít nở vào lỗ, vặn chặt móc treo, để móc cong hướng lên trên.

– Khoảng cách giữa 2 lỗ vít nở bằng với khoảng cách giữa 2 lỗ treo theo từng loại bình, khoan 2 lỗ trên tường kiên cố, đường kính 12 mm, lỗ sâu 70 mm.

– Đưa bình nóng lạnh Ariston lên, kéo chặt xuống theo phương thẳng đứng và treo chắc chắn vào móc treo trên tường.

Bước 2: Lắp đường dẫn nước cho bình nước nóng gián tiếp Ariston

– Lắp đường dẫn nước lạnh: Bắt van an toàn vào đường nước lạnh được đánh dấu bằng vòm màu xanh của bình. Chỉ bắt van khoảng 3 – 4 ren, không nên bắt chặt sẽ làm vỡ hoặc kẹt bộ phận bên trong ren.

– Lắp đường dẫn nguồn nước: đường dẫn nguồn nước vào bình nóng lạnh được nối vào phần dưới của van an toàn bằng đường ống mềm để thuận tiện cho việc bảo dưỡng van an toàn hàng tháng.

– Lắp đường dẫn nước nóng: Nối đường nước nóng vào ống ra của bình nước nóng (được đánh dấu bằng vòm màu đỏ) bằng ống cứng kim loại để có thể chịu đựng được lâu dài nhiệt độ nước nóng của bình chảy ra khi ta sử dụng hàng ngày.

Nối một đường ống vào lỗ xả của van an toàn để khi cần ta có thể xả nước ra khỏi bình nước nóng Ariston.

Van an toàn xả ở chế độ 8 bar nên có một vài giọt nước chảy ra từ lỗ xả phụ của van trong quá trình đun là bình thường. Trong trường hợp áp suất nguồn nước cung cấp cho bình gần bằng giá trị của van, cần phải lắp thêm một van giảm áp càng xa bình càng tốt.

Bước 3: Lắp đặt nguồn điện cho bình nước nóng gián tiếp Ariston

Bình nóng lạnh Ariston thường sử dụng nguồn điện 220V ~ 50 Hz, có trang bị hệ thống chống rò điện ELCB. Do đó, đường dây lắp đặt phải phù hợp với công suất tối đa của bình nóng lạnh.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, trong quá trình lăp đặt bạn phải nối đất bằng dây nối đất và được lắp cố định vào dây tiếp mát ở phích điện 3 trấu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lắp thêm aptomat dành riêng cho bình nước nóng gián tiếp Ariston ở bên ngoài.

Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành lắp đặt bình nước nóng lạnh Ariston, bạn cần kiểm tra lại xem bình nước nóng hoạt động đã ổn chưa bằng cách cho vận hành thử.

Để kiểm tra dòng nước đã ổn chưa, trước khi cấp điện cho bình nóng lạnh, bạn cần mở vời nước nóng đầu ra, sau một lúc, thấy dòng nước chảy ra tròn đều tức là bình đã đầy nước. Lúc này bạn mở cầu dao cấp điện cho bình nóng lạnh, và kiểm tra độ nóng của dòng nước sau 10 phút.

Mong rằng với hướng dẫn trên đây, bạn đã có thể biết cách lắp đặt bình nước nóng gián tiếp Ariston để bình có thể hoạt động tốt và bền bỉ hơn.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Tin tức về Bình tắm nóng lạnh

Đánh giá bình nóng lạnh trực tiếp Ariston SB35E-VN

Đánh giá bình nóng lạnh trực tiếp Ariston SB35E-VN

Với nhu cầu sử dụng nước nóng ngày càng tăng cao, bình nóng lạnh trực tiếp Ariston SB35E-VN nổi lên như một lựa chọn đáng cân nhắc ở phân khúc phổ thông. Thiết bị này không chỉ đáp ứng nhu cầu làm nóng nước nhanh chóng mà còn mang đến sự tiện lợi, an toàn và tiết kiệm cho người dùng.
Khám phá ưu nhược điểm của bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS

Khám phá ưu nhược điểm của bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS

Bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS với lợi thế làm nóng nước nhanh chóng sẽ là lựa chọn phù hợp với những người muốn rút ngắn thời gian chờ đợi, tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đó thì thiết bị này còn có những nhược điểm nào cần lưu ý hay không? Hãy cùng Websosanh tìm hiểu nhé.
So sánh máy nước nóng 4500W Comfee CWH-45MVNVN(W)-CB và CWH-45EPGPVN(W)-CB

So sánh máy nước nóng 4500W Comfee CWH-45MVNVN(W)-CB và CWH-45EPGPVN(W)-CB

Với những ai đang phân vân chọn mua giữa máy nước nóng trực tiếp Comfee 4500W CWH-45MVNVN(W)-CB và CWH-45EPGPVN(W)-CB thì chắc chắn nên đọc bài viết dưới đây. Websosanh sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm giống và khác giữa 2 model máy nước nóng trực tiếp đến từ nhà Comfee này.
So sánh bình nóng lạnh Panasonic DH-15HAM và Ferroli Verdi VD 15L AG+

So sánh bình nóng lạnh Panasonic DH-15HAM và Ferroli Verdi VD 15L AG+

Trong phân khúc bình nóng lạnh 15 lít, Panasonic DH-15HAM và Ferroli Verdi VD AG+ 15L đều là những sản phẩm nổi bật, cạnh tranh gay gắt với nhau. Nhưng khi đặt lên bàn cân so sánh, model nào sẽ tốt hơn? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Websosanh đi tìm hiểu xem sao nhé.
Đánh giá tổng quan ưu nhược điểm của bình nóng lạnh Panasonic DH-15HAM

Đánh giá tổng quan ưu nhược điểm của bình nóng lạnh Panasonic DH-15HAM

Bình nóng lạnh Panasonic DH-15HAM hội tụ các ưu điểm hấp dẫn như nhiệt độ nước nóng cao phù hợp khí hậu lạnh giá, thanh đốt đồng bền bỉ không cần bảo trì, hệ thống an toàn hàng đầu. Song, liệu những ưu điểm đó có đủ thuyết phục người dùng sắm sửa thiết bị này với mức giá gần 3 triệu đồng hay không?