Cách lắp đặt bình tắm nóng lạnh Rossi đúng kỹ thuật

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Bạn muốn tự lắp đặt bình nước nóng cho gia đình mình. Bạn phải tìm hiểu thật kĩ và chắc chắn rằng mình lắp đúng kĩ thuật nhé. Dưới đây là cách lắp đặt bình tắm nóng lạnh Rossi đúng kỹ thuật bạn có thể áp dụng.

Lắp đặt bình nóng lạnh không hề dễ nhưng cũng không quá khó, nếu bạn đã có chút kinh nghiệm hoặc hiểu về điện nước một chút là có thể tự lắp đặt được. Tuy nhiên bình nóng lạnh cũng là một thiết bị yêu cầu khi lắp đặt phải đúng kỹ thuật nếu không bình sẽ không nóng, hoặc cũng có thể gây ra chập điện nguy hiểm khi sử dụng.

Dưới đây websosanh sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt bình tắm nóng lạnh Rossi đúng kỹ thuật để bạn tham khảo nhé!

Chuẩn bị đồ dùng lắp đặt bình nóng lạnh

Để lắp đặt được bình nóng lạnh Rossi thì chắc chắn bạn phải cần một chiếc khoan, 1 cái ghế đủ cao và chắc chắn để bạn có thể đứng lên để khoan và lắp bình, thước sắt, búa, băng tan.

Ngoài ra thì có một số những thiết bị đã được nhà sản xuất chuẩn bị sẵn đi kèm với bình nóng lạnh như: móc treo, đinh vít, con nở, bút để đánh dấu lỗ khoan.

Các bước lắp đặt chi tiết bình nóng lạnh Rossi

Bước 1: Treo bình nước nóng cố định lên tường

Định vị vị trí treo bình nóng lạnh Rossi
Định vị vị trí treo bình nóng lạnh Rossi

– Căn cứ vào khoảng cách giữa 2 lỗ treo hoặc giá treo có sẵn của từng loại bình, đánh dấu khoan 2 lỗ trên tường bằng mũi khoan 12mm hoặc 14mm làm sao cho cân đối.

– Bắt vít nở vào lỗ khoan, vặn chặt vít, móc treo, để móc cong hướng lên trên.

– Đưa bình lên, kéo chặt xuống theo phương thẳng đứng và treo chắc chắn vào móc treo trên tường.

– Sau khi bình lắp đặt song bạn cần thủ xem bằng cách đu thử trọng tải nặng gấp 3 lần bình khi đã có nước.

Chú ý: Nếu lỗ khoan bắt giá treo bình bị rộng, tuyệt đối không được chèn bất cứ vật liệu gì khác mà phải khoan lỗ khác vì có như vậy mới đảm bảo sử dụng trong nhiều năm bình luôn được treo trên tường chắc chắn, giúp an toàn cho người và các thiết bị khác nằm phía dưới bình.

Bước 2: Lắp đường nước

Lắp đường nước
Lắp đường nước

– Bắt van an toàn vào đường nước lạnh của bình( ống được đánh dấu bằng vòm nhựa màu xanh). Không nên bắt chặt van an toàn quá để tránh vỡ và làm kẹt bộ phận bên trong van ( chỉ bắt 3-4 gen sau khi quấn băng keo).

– Nối đường cấp nước cho bình vào phần dưới của van an toàn bằng đường ống mềm để thuận tiện cho việc bảo dưỡng van an toàn hàng tháng.

– Nối đường nước nóng vào ống ra của bình nóng lạnh ( có viền màu đỏ) bằng ống cứng kim loại để có thể chịu đựng được lâu dài nhiệt độ nước nóng của bình chảy ra khi ta sử dụng hàng ngày.

– Nối một đường ống vào lỗ xả của van an toàn để khi cần ta có thể xả nước ra khỏi bình.

Van an toàn xả ở chế độ 8 bar nên có một vài giọt nước chảy ra từ lỗ xả phụ của van trong quá trình đun là bình thường. Trong trường hợp áp suất nguồn nước cung cấp cho bình gần bằng giá trị của van, cần phải lắp thêm một van giảm áp càng xa bình càng tốt.

Bước 3: Lắp điện nguồn.

Lắp nguồn điện
Lắp nguồn điện

– Bình sử dụng nguồn điện 220V ~ 50 Hz, có gắn thiết bị chống rò điện ELCB. – Đường dây lắp đặt phải phù hợp với công suất tối đa của bình ( 2500 W) – Bình phải được nối đất bằng dây nối đất và được lắp cố định vào dây tiếp mát ở phích điện 3 trấu. – Nối bình trực tiếp vào nguồn điện, nên lắp Atomat phù hợp ở ngoài.

Bước 4: Kiểm tra và vận hành

Kiểm tra bình sau khi lắp đặt
Kiểm tra bình sau khi lắp đặt

– Trước khi cắm điện, mở vòi nước nóng ở đường ra, nước sẽ tự động chảy vào bình. Sau vài phút, nước chảy ra liên tục tròn đều là bình đã đầy nước. Đóng vòi nước ra lại.

– Kiểm tra đảm bảo các mối nối không rò rỉ.

– Khi bình hoạt động, van nước vào bình phải luôn mở.

– Xoay núm min – max theo chiều kim đồng hồ để tăng nhiệt độ. Muốn giảm nhiệt độ xoay ngược chiều kim đồng hồ.