Cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ vừa thông minh vừa tiết kiệm

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Đồ chơi là thứ không thể thiếu được với các bé yêu dù là ở lứa tuổi nào. Tuy nhiên, không phải mua càng nhiều đồ chơi thì càng tốt cho sự phát triển của bé mà mẹ cần chọn lọc và biết cách mua đô chơi một cách thông minh.

Đặt ra mục tiêu trước khi mua đồ chơi cho bé

Mẹ đừng chỉ thấy một món đồ chơi đẹp rồi liền mang về nhà cho bé chơi bởi đồ chơi không chỉ là thứ dùng để giải trí mà còn có tác dụng rèn luyện tư duy cũng như kỹ năng của bé rất tốt. Nếu mua đồ chơi tràn lan, mẹ sẽ không thể đạt được mục tiêu giáo dục của mình. Mẹ nên lựa chọn các loại đồ chơi có sự tương tác để bé có thể chơi cùng bố mẹ, bạn bè hoặc anh chị em. Dù bé chưa biết nói nhưng thông qua việc chơi cùng nhau, bé sẽ biết cách nói chuyện như thế nào, đồng thời tăng thêm tình gắn kết giữa mọi người với nhau.

Nếu mẹ muốn tăng sự tập trung của bé, mẹ có thể lựa chọn những đồ chơi thu hút sự chú ý của bé. Một món đồ cải thiện sự tập trung của bé sẽ là một món đồ không quá khó nhưng cũng không quá dễ, nó sẽ giúp bé chơi chăm chú hoặc biến hóa khi trẻ chơi, tác động vào.

Nếu mẹ có khả năng làm đồ handmade thì có thể cho trẻ chơi đồ handmade, nó không những tiết kiệm mà còn giúp tăng thêm tình cảm giữa bố mẹ và con cái, ngoài ra đó chắc chắn là món đồ rất ý nghĩa đối với các bé về sau này.

Không mua quá nhiều đồ chơi

Một ngày bé chỉ có 24 tiếng, trong đó 10 – 12 tiếng là bé ngủ, 6-7 tiếng còn lại là bé ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh, vậy thì bé cũng chỉ có khoảng 5-6 tiếng chơi mà thôi, trong 5 – 6 tiếng đó, bé cũng không thể chỉ chơi đồ chơi mà có thể sẽ đi dạo, chạy bộ hoặc chơi ở ngoài. Chính vì thời gian mỗi ngày bé dành cho đồ chơi là không quá nhiều nên mẹ không nhất thiết phải mua quá nhiều đố chơi cho con.

Đừng tưởng đồ chơi nhiều, chất đầy phòng là bé thích bởi cái gì nhiều cũng không tốt, nó sẽ “giết chết” ham muốn khám phá và nuôi dưỡng trí tuệ của bé. Bé sẽ rất dễ chán và không chịu tập trung vào bất kỳ một món đồ chơi nào cả.

Mỗi giai đoạn, mẹ chỉ cần lựa ra 1-2 món đồ chơi yêu thích cho bé là đủ. Ví dụ với bé gái, mẹ có thể mua búp bê và lego để con vừa có thể tìm thấy niềm đam mê của mình vừa có thể rèn luyện trí tuệ. Với bé trai, mẹ có thể mua đồ chơi xếp hình, cùng với đó là ô tô, xe tải để phù hợp với con.

Tất nhiên, mẹ cũng có thể chọn cho con một vài món đồ nữa, nhưng nếu có từ 3-4 món đồ trở lên, mẹ nên sắp xếp lịch chơi đồ chơi, mỗi lần chơi chỉ lấy ra 1-2 món đồ để chỉ cần khoảng vài phút là dọn dẹp được hết tất cả.

Mua đồ chơi hợp lứa tuổi

Một đứa trẻ 6 tháng tuổi với một đứa trẻ 3 tuổi rõ ràng là sẽ có sự thay đổi về cách chơi, về tư duy về sở thích. Vì vậy, một trong những điều rất quan trọng nữa để mẹ có thể lựa chọn đồ chơi cho con đó là chọn đồ chơi hợp với từng lứa tuổi của con.

Ở giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên chú ý về việc chọn đồ chơi giúp bé phát triển các giác quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm. Lúc này cũng chẳng cần đồ chơi gì đắt tiền, to tát, mẹ chỉ cần nói chuyện với bé, làm mặt xấu trêu bé, chọc bé cười hay kể chuyện cho bé là được.

Trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên, mẹ có thể cho con chơi trò chơi phát ra âm thanh, sau 6 tháng tuổi thì mẹ có thể tìm những vật có thể chuyển động được như quả bóng lăn… sẽ cực thích hợp.

Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể hơn về các đồ chơi cho trẻ ứng với từng lứa tuổi:

+ 5 tháng tuổi: Đây là lứa tuổi mẹ có thể luyện ngón tay cho bé, đồ chơi lúc này sẽ là nắp chai nhựa, tập bóc miếng dán sticker…

+ 6-12 tháng: làm hộp đồ bí mật để bé tập cho tay vào lôi đồ ra. Bé có thể tập gõ trống bằng trống đồ chơi, hộp sữa cũ hay bất kỳ món gì có thể phát ra âm thanh.

+ 12-18 tháng có thể: tập đi trên vạch thẳng, chơi với kẹp quần áo và hình mặt cười làm thành hình con sư tử, chơi với hộp có dây rút, tập pha màu nước, chuyển đồ từ thùng này sang thùng khác.

+ 18-24 tháng: thổi bong bóng xà phòng, câu cá, ném vòng vào cột, xâu hạt qua dây, tập làm ca sĩ, tập nấu ăn với các đạo cụ làm từ bìa xốp, vẽ theo nét vẽ có sẵn trên giấy…

+ 2- 3 tuổi: chơi mô hình tàu điện, ghép hình, xếp hình, nặn đất sét, vẽ tranh…

Ngoài ra, những món đồ quen thuộc như thú bông, trống cỏi mẹ cũng hoàn toàn có thể mua về cho bé chơi.

Tham khảo: 8 thương hiệu đồ chơi uy tín nhất

Lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé

Đồ chơi của bé phải thực sự an toàn nếu mẹ muốn bảo vệ sức khỏe của con. Nếu là thú bông, mẹ nên giặt sạch sẽ, sấy khô trước khi cho con chơi. Nếu là đồ nhựa phải là loại nhựa an toàn, không chứa BPA, không chứa chất gây độc hại. Nếu là đồ chơi gỗ, hãy chắc rằng quy trình sản xuất của chúng là an toàn để dù con có ngậm phải cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe.

Đồ chơi an toàn thực sự rất quan trọng đối với các bé yêu. Vì vậy, thay vì chỉ nghĩ đến độ bắt mắt của nó, mẹ nên tìm hiểu độ hữu dụng cũng như tính an toàn của nó nhé!

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.