Cách pha sữa bột không bị vón cục

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Cách pha sữa không bị vón cục cho bé là một trong những kĩ năng mà các mẹ bỉm sữa cần trang bị ngay cho mình để bé có hệ tiêu hóa và sức khỏe tốt

Đôi khi một dòng sữa bột, sữa công thức được nhiều mẹ phản hồi tốt cho con mình, bé ăn tăng cân đều và hấp thụ tốt, ngon miệng, tuy nhiên khi mẹ dùng cho bé nhà mình lại không đạt được kết quả như vậy, rất có thể việc pha sữa cho bé là vấn đề cần xem xét cẩn thận trước khi kết luận là loại sữa đó không phù hợp với con. Dưới đây là cách pha sữa bột không bị vón cục cho con có một cữ bú ngon miệng và hấp thụ tốt nhất những dưỡng chất có trong sữa :

cách pha sữa bột không vón cục
Cách pha sữa bột không vón cục 
  • Nhiệt độ nước pha sữa : nhiệt độ sữa pha ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận của bé khi bú bình hơn là chất lượng của sữa khi bé tiêu hóa, miễn là mẹ không pha sữa quá lạnh cho con. Cách pha sữa có nhiệt độ cao hơn từ 50 độ C khi cho vào bình sẽ giúp bình sữa được giữ nhiệt độ tốt hơn khi hòa tan sữa bột; mẹ chờ đến khi nước nguội đến 37 độ mới bắt đầu đổ sữa bột vào bình.

  • Chất lượng nước pha sữa : Chất lượng nước pha sữa cho bé cũng ảnh hưởng một phần đến khả năng hòa tan nhanh hay chậm của sữa bột mặc dù không đáng kể. Tốt nhất nên dùng nước tinh khiết, nước lọc qua máy lọc để đảm bảo thành phần nước pha sữa là an toàn nhất cho con , không chứa kết tủa có trong nước như cặn Canxi, các loại kim loại nặng,..

  • Cách đo lượng sữa bột : tuân theo hướng dẫn pha sữa của mỗi dòng sữa, thông thường mẹ sử dụng một thìa đong gạt ngang cho 40ml, trong khi một số loại sữa lại có tỉ lệ pha cùng 45 – 50ml nước. Lưu ý sử dụng các dụng cụ gạt vô trùng và thật khô ráo.

  • Pha sữa bột không vón cục: đầu tiên rót lượng nước ấm vào trong bình sữa đến đúng mức nước theo hướng dẫn trên hộp sữa, tiếp theo từ từ bỏ vào một nửa thìa đong sữa và lắc nhẹ bình cho sữa hòa tan một phần, tiếp theo đổ hết sữa bột trong muỗng đong và tiếp tục lắc bình sữa, các lần đổ thìa sữa tiếp theo cũng được thực hiện tương tự sữa sẽ được hoàn toàn hòa tan nhanh chóng không bị vón cục khi sữa vẫn còn nóng ấm để bé ti ngay.

  • Lắc đều sữa đến khi sữa không còn vón cục: Sau khi đã thực hiện các bước trên mà vẫn còn phát hiện các gợn sữa vón cục bên trong bình sữa, mẹ có thể tiếp tục lắc bình sữa 1 – 3 phút đến khi sữa hòa tan hoàn toàn. Lưu ý quá trình này nên lắc nhẹ nhàng và lắc sữa theo một chiều để tạo ra lực hòa tan sữa dần dẫn mà không làm hỏng các liên kết chất dinh dưỡng có trong công thức sữa, giúp bé tiêu hóa, hấp thụ tối đa.

Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý để pha sữa bột chuẩn giúp cho bé tiêu hóa tốt, không gặp phải tình trạng nôn trớ, đầy hơi do quá trình tiêu hóa gặp nhiều trở ngại thì cách thức pha sữa, nhiệt độ nước pha sữa và cách đo lượng sữa bột chuẩn công thức cho mỗi cứ bú của bé đều cần phải được thực hiện chính xác.

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Top 7 sữa phát triển chiều cao và trí não cho trẻ trên 2 tuổi

Top 7 sữa phát triển chiều cao và trí não cho trẻ trên 2 tuổi

Giai đoạn 2 tuổi là thời điểm vàng để bé phát triển trí não và chiều cao vượt trội. Chính vì vậy, bố mẹ cần bổ sung dinh dưỡng khoa học cho bé để hỗ trợ quá trình này diễn ra vượt trội hơn. Cùng Websosanh.vn điểm danh 7 dòng sữa phát triển chiều cao và trí não cho trẻ trên 2 tuổi tốt hiện nay.
TOP 5 sữa Organic cho trẻ từ 1-3 tuổi phát triển toàn diện

TOP 5 sữa Organic cho trẻ từ 1-3 tuổi phát triển toàn diện

Đời sống càng phát triển, nhiều bậc cha mẹ càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn nguồn thực phẩm cho các con. Bên cạnh các rau củ, thịt organic, nhiều mẹ đang lựa chọn sữa organic để giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt lành cho con. Dưới đây là 5 loại sữa organic giúp bé 1-3 tuổi phát triển toàn diện
Sữa Dielac Alpha Gold mẫu mới: Tất tật những điều mẹ cần biết

Sữa Dielac Alpha Gold mẫu mới: Tất tật những điều mẹ cần biết

Dòng sữa Dielac Alpha Gold là dòng sữa bột đem tới công thức phát triển toàn diện cho bé vốn được nhiều mẹ ưa chuộng. Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện dòng sữa Dielac Gold mẫu mới với bao bì màu cam vàng, vậy đây có là dòng sữa mới hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài sau.