Xe đạp điện trợ lực là một trong những dòng xe đạp tiện dụng được đánh giá là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho các bạn trẻ chưa đủ tuổi đi xe máy và những người trên 50 tuổi. Nếu như bạn đang sở hữu một chiếc xe đạp – bất kỳ có thể là xe đạp đua, roadbike, xe đạp leo núi, xe đạp gấp…thì bạn hoàn toàn có thể tự chế tạo một chiếc xe đạp điện trợ lực riêng cho bản thân mình với chi phí rẻ hơn rất nhiều khi mua xe đạp điện trợ lực.
Cần chuẩn bị những gì khi chế xe đạp thường thành xe đạp điện trợ lực
Các vật dụng cần thiết để tự chế xe đạp điện trợ lực
Để biến chiếc xe đạp thông thường của bạn thành chiếc xe đạp điện trợ lực đa dụng thì cần chuẩn bị những thứ sau:
+ 1 pin lithium dành riêng cho xe đạp điện, bạn nên chọn pin thay vì ắc quy vì ắc quy khá nặng lại không được bền bỉ
+ Một đồng hồ điều khiển; Trên đồng hồ này sẽ bao gồm cả còi, đèn pha chiếu sáng trên xe đạp điện, và hệ thống kiểm soát vận tốc, kiểm soát năng lượng trong xe đạp điện
+ Một động cơ dành riêng cho xe đạp điện trợ lực (đã bao gồm cả hệ thống líp để nối liền với trục xe. Nếu chỉ xe đạp điện thông thường, với tốc độ tối đa 25 km/h, thì chỉ cần động cơ với công suất khoảng 250W, còn nếu cần tốc độ và sức mạnh cao hơn thì cần có một động cơ mạnh mẽ hơn để đáp ững nhu cầu của bạn
+ 1 tay ga dùng để điều chỉnh tốc độ trên xe đạp điện
+ Bộ điều tốc, đây là bộ phận trực tiếp tác động đến tốc độ của xe thông qua việc điều tiết sức mạnh của động cơ, dưới tác động điều chỉnh của tay ga bên trên
+ Hệ thống giá đỡ pin hoặc ắc quy trên xe đạp điện, nhiều dây điện, kìm, tua vít, một số đoạn kim loại bản to…
Tất cả những thứ này có thể mua tại cửa hàng bán xe đạp điện vì họ thường bán kèm những phụ kiện đi kèm với xe đạp điện.
Tổng chi phí cho việc mua sắc các vật dụng để lắp ráp xe đạp điện trợ lực rơi vào khoảng 3-4 triệu đồng, tính ra rẻ hơn rất nhiều so với việc mua xe đạp điện trợ lực mới.
2, Hướng dẫn chi tiết cách tự chế xe đạp điện trợ lực
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trên đây, bạn có thể thực hiện lắp ráp các bộ phận cho xe đạp của mình để biến nó thành xe đạp điện trợ lực theo các bước sau đây:
Bước 1: Đấu nối ắc quy cho xe điện trợ lực
Cực âm nối với cực dương của ắc quy kia
Thông thường, với những pin lithium thì chúng ta không cần thực hiện các thao tác đấu nối phức tạp, nhưng nếu nguồn mà bạn dùng là 2 hoặc thậm chí 3, 4 ắc quy thì nguyên tắc đấu nối giữa các ắc quy như sau
– Cực dương (thường có màu đỏ) của ắc quy thứ nhất nối với cực âm (thường có màu xanh hoặc đen) của ắc quy thứ 2, cứ như thế cho đến khi hết các ắc quy
– 2 đầu cực ngoài cùng của 2 ắc quy ngoài cùng nối trực tiếp đến nguồn (bộ điều tốc của xe đạp điện)
Sau khi đấu nối xong nên cho tất cả ắc quy vào một hộp nhựa và đóng một nắp cho thùng đó
Bước 2: Đấu nối tay ga xe điện trợ lực
Đấu nối tay ga vào bộ điều tốc
Tay ga là bộ phận điều khiển tốc độ của xe đạp điện thông qua việc vặn tay ga lắp trực tiếp trên tay lái của xe đạp điện.
Thông thưởng tay ga có 2 dắc
– Dắc dài hơn, có 3 dây: bạn đấu nối vào bộ chỉnh tốc của xe
– Dắc ngắn hơn có 2 dây, sẽ đấu nối trực tiếp với phần đồng hồ (bộ phận còi) của xe đạp, có tác dụng bấm còi khi đi xe đạp điện
Bước 3: Đấu nối động cơ trên xe đạp điện trợ lực
Đấu nối động cơ trên xe
Thông thường động cơ chúng ta sử dụng cho xe đạp điện là dòng động cơ 3 pha có cảm biết hoặc không có cảm biến
Trên động cơ sẽ luôn bao gồm ít nhất 3 dây (3 động lực của động cơ), chúng ta thực hiện nối như sau
– Nối các dây pha của động cơ với dây có màu tương ứng trên bộ điều tốc (xanh lam nối với xanh lam, xanh lá nối với xanh lá, và vàng nối với vàng) màu sắc có thể thay đổi tùy từng loại động cơ
– Nối bộ phận cảm biến của động cơ với bộ điều tốc của xe
Sau khi nối xong động cơ chúng ta chuyển qua đấu nối hoàn thiện bộ điều tốc
Bước 4: Đấu nối bộ điều tốc cho xe đạp điện trợ lực
Tùy từng nhu cầu mà bạn có thể tích hợp thêm đèn báo hiệu phía sau
Bộ điều tốc có thể nói là bộ phận phức tạp nhất trên xe đạp với nhiều dây dợ lằng nhằng, nhưng bạn hãy chú ý đến điếm sau:
– Trên bộ điều tốc còng 2 dây lớn màu đỏ và đen, đây chính là hai dây đấu nối trực tiếp với nguồn của ắc quy chính vì thế bạn nối theo phương thức sau:
+ Dây dương của bộ điều tốc (dây màu đỏ lớn) nối trực tiếp với cực dương của xe đạp điện
+ Dây âm của bộ điều tốc (dây màu đen lớn) nối trực tiếp với cực âm của xe đạp điện
Trong quá trình đấu nối cực âm và cực dương của xe đạp điện bạn cũng nên đồng thời nối với cực câm và cực dương trên đèn
– Một dây cam nhỏ (hoặc dây đỏ nhỏ) trên bộ điều tốc sẽ nối trực tiếp với dây khóa điện trên bộ phận đồng hồ điều khiển (thường có màu xanh)
– Dây đảo chiều (thường là 2 dây màu trắng có dắc đen hoặc 2 dây màu đỏ có dắc đen) phần dây đảo chiều dùng trong trường hợp muốn đảo chiều xe đạp điện thì bạn chỉ cần nối hai đầu dắc này vào với nhau trong 2 giây là động cơ sẽ được đảo chiều
Bước 5: Hoàn thiện lắp các bộ phận lên xe
Bạn nên dựng một khung gỗ như thế này để chứa ắc quy
Và lắp ráp ắc quy lên xe
Tùy từng cấu trúc của xe đạp mà bạn có những thiết kế hợp lý để đặt các bộ phận trên xe để biến xe đạp thường trở thành xe đạp điện:
– Bộ phận đồng hồ đặt trên phần tay lái, bạn thiết kế giá đỡ nhỏ bằng inox để giữ bộ phận này
– Bộ ắc quy sẽ đặt trên yên xe hoặc phần khung dưới của xe. Lời khuyên của mình là bạn nên làm một chiếc giá bằng gỗ để chứa bộ phận này trên phần khung dưới xe là tốt nhất
– Động cơ sẽ gắn trực tiếp đến trục sau hoặc trục đĩa xe đạp, tùy từng loại mà bạn lắp vào chiếc xe đạp điện cho phù hợp
Lời khuyên của mình là trước khi đấu nối dây các bạn nên dựng các vật dụng, bộ phận đúng vị trí trên xe, rồi sau đó mới thực hiện đấu nối, vì khi đó, việc sử dụng dây điện được hợp lý và cân đối nhất.
Kết quả hoàn thành chiếc xe đạp điện trợ lực
Xong, thế là bạn đã có một chiếc xe đạp điện trợ lực tự chế cực chất, và mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu bản thân từ số tiền rất ít ỏi so với việc mua mới một chiếc xe đạp khác.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam