Để thỏa mãn nhu cầu đi xe đạp điện, nhiều người không có điều kiện kinh tế để mua, hoặc là đơn thuần là muốn chế tạo ra một chiếc xe đạp điện riêng cho mình, thì việc tự lắp ráp một chiếc xe đạp điện là có thể. Đơn cử, một nữ sinh viên không chuyên nghành kỹ thuật tại Huế cũng có thể lắp ráp cho mình một chiếc xe đạp điện.
Nếu bạn đang có nhu cầu lắp một chiếc xe đạp điện dành riêng cho bản thân thì Websosanh sẽ hướng dẫn bạn cách lắp ráp và tạo nên chiếc xe đạp điện cho bản thân mà không cần phải đến các thợ chuyên nghiệp
Chuẩn bị những thứ cần thiết để lắp ráp xe đạp điện
Những bộ phận cần thiết trong quá trình lắp ráp một chiếc xe đạp tự chế
Để tạo nên một chiếc xe đạp điện, các bộ phận, chi tiết là rất quan trọng, chính vì thế, bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng, chi tiết…dưới đây là những thứ bạn cần chuẩn bị:
– Một chiếc xe đạp (có thể chọn bất cứ chiếc xe đạp nào, tuy nhiên, theo lời khuyên của chúng tôi thì một chiếc xe đạp dạng treo lò xo như một chiếc MTB là tốt nhất, vì bộ khung khỏe mạnh của nó có thể đáp ứng được nhu cầu của động cơ điện khi lắp vào)
Ngoài ra, chiếc xe đạp chuẩn bị cũng cần có chỗ chống để chứa pin (ắc quy) để cấp điện cho xe đạp điện. Thêm vào đó, những vật dụng dưới đây sẽ rất cần thiết cho việc chế tạo một chiếc xe đạp điện:
+ 1 pin lithium dành riêng cho xe đạp điện hoặc từ 2 – 4 ắc quy, tùy từng mức công suất mà bạn mong muốn số ắc quy cho phù hợp
+ Một đồng hồ điều khiển; Trên đồng hồ này sẽ bao gồm cả còi, đèn pha chiếu sáng trên xe đạp điện, và hệ thống kiểm soát vận tốc, kiểm soát năng lượng trong xe đạp điện
+ Một động cơ dành riêng cho xe đạp điện (đã bao gồm cả hệ thống líp để nối liền với trục xe. Nếu chỉ xe đạp điện thông thường, với tốc độ tối đa 25 km/h, thì chỉ cần động cơ với công suất khoảng 250W, còn nếu cần tốc độ và sức mạnh cao hơn thì cần có một động cơ mạnh mẽ hơn để đáp ững nhu cầu của bạn
+ 1 tay ga dùng để điều chỉnh tốc độ trên xe đạp điện
+ Bộ điều tốc, đây là bộ phận trực tiếp tác động đến tốc độ của xe thông qua việc điều tiết sức mạnh của động cơ, dưới tác động điều chỉnh của tay ga bên trên
+ Hệ thống giá đỡ pin hoặc ắc quy trên xe đạp điện, nhiều dây điện, kìm, tua vít, một số đoạn kim loại bản to…
Tất cả các đồ dùng, phụ kiện để chế tạo xe đạp điện trên đây bạn hoàn toàn có thể mua tại các cửa hàng bán xe đạp điện hoặc các cửa hàng bán phụ kiện cho xe đạp điện.
Tham khảo thêm tính toán chi phí lắp ráp xe đạp điện
Các bước lắp ráp xe đạp điện
Khi đã chuẩn bị tất cả những thứ cần thiết cho việc lắp ráp một chiếc xe đạp điện, bạn sẽ tiến hành các bước để lắp ráp xe đạp điện
Bước 1: Đấu nối ắc quy
Cực âm nối với cực dương của ắc quy kia
Thông thường, với những pin lithium thì chúng ta không cần thực hiện các thao tác đấu nối phức tạp, nhưng nếu nguồn mà bạn dùng là 2 hoặc thậm chí 3, 4 ắc quy thì nguyên tắc đấu nối giữa các ắc quy như sau
– Cực dương (thường có màu đỏ) của ắc quy thứ nhất nối với cực âm (thường có màu xanh hoặc đen) của ắc quy thứ 2, cứ như thế cho đến khi hết các ắc quy
– 2 đầu cực ngoài cùng của 2 ắc quy ngoài cùng nối trực tiếp đến nguồn (bộ điều tốc của xe đạp điện)
Sau khi đấu nối xong nên cho tất cả ắc quy vào một hộp nhựa và đóng một nắp cho thùng đó
Bước 2: Đấu nối tay ga
Đấu nối tay ga vào bộ điều tốc
Tay ga là bộ phận điều khiển tốc độ của xe đạp điện thông qua việc vặn tay ga lắp trực tiếp trên tay lái của xe đạp điện.
Thông thưởng tay ga có 2 dắc
– Dắc dài hơn, có 3 dây: bạn đấu nối vào bộ chỉnh tốc của xe
– Dắc ngắn hơn có 2 dây, sẽ đấu nối trực tiếp với phần đồng hồ (bộ phận còi) của xe đạp, có tác dụng bấm còi khi đi xe đạp điện
Bước 3: Đấu nối động cơ trên xe
Đấu nối động cơ trên xe
Thông thường động cơ chúng ta sử dụng cho xe đạp điện là dòng động cơ 3 pha có cảm biết hoặc không có cảm biến
Trên động cơ sẽ luôn bao gồm ít nhất 3 dây (3 động lực của động cơ), chúng ta thực hiện nối như sau
– Nối các dây pha của động cơ với dây có màu tương ứng trên bộ điều tốc (xanh lam nối với xanh lam, xanh lá nối với xanh lá, và vàng nối với vàng) màu sắc có thể thay đổi tùy từng loại động cơ
– Nối bộ phận cảm biến của động cơ với bộ điều tốc của xe
Sau khi nối xong động cơ chúng ta chuyển qua đấu nối hoàn thiện bộ điều tốc
Bước 4: Đấu nối bộ điều tốc
Tùy từng nhu cầu mà bạn có thể tích hợp thêm đèn báo hiệu phía sau
Bộ điều tốc có thể nói là bộ phận phức tạp nhất trên xe đạp với nhiều dây dợ lằng nhằng, nhưng bạn hãy chú ý đến điếm sau:
– Trên bộ điều tốc còng 2 dây lớn màu đỏ và đen, đây chính là hai dây đấu nối trực tiếp với nguồn của ắc quy chính vì thế bạn nối theo phương thức sau:
+ Dây dương của bộ điều tốc (dây màu đỏ lớn) nối trực tiếp với cực dương của xe đạp điện
+ Dây âm của bộ điều tốc (dây màu đen lớn) nối trực tiếp với cực âm của xe đạp điện
Trong quá trình đấu nối cực âm và cực dương của xe đạp điện bạn cũng nên đồng thời nối với cực câm và cực dương trên đèn
– Một dây cam nhỏ (hoặc dây đỏ nhỏ) trên bộ điều tốc sẽ nối trực tiếp với dây khóa điện trên bộ phận đồng hồ điều khiển (thường có màu xanh)
– Dây đảo chiều (thường là 2 dây màu trắng có dắc đen hoặc 2 dây màu đỏ có dắc đen) phần dây đảo chiều dùng trong trường hợp muốn đảo chiều xe đạp điện thì bạn chỉ cần nối hai đầu dắc này vào với nhau trong 2 giây là động cơ sẽ được đảo chiều
Bước 5: Hoàn thiện lắp các bộ phận lên xe
Bạn nên dựng một khung gỗ như thế này để chứa ắc quy
Và lắp ráp ắc quy lên xe
Tùy từng cấu trúc của xe đạp mà bạn có những thiết kế hợp lý để đặt các bộ phận trên xe để biến xe đạp thường trở thành xe đạp điện:
– Bộ phận đồng hồ đặt trên phần tay lái, bạn thiết kế giá đỡ nhỏ bằng inox để giữ bộ phận này
– Bộ ắc quy sẽ đặt trên yên xe hoặc phần khung dưới của xe. Lời khuyên của mình là bạn nên làm một chiếc giá bằng gỗ để chứa bộ phận này trên phần khung dưới xe là tốt nhất
– Động cơ sẽ gắn trực tiếp đến trục sau hoặc trục đĩa xe đạp, tùy từng loại mà bạn lắp vào chiếc xe đạp điện cho phù hợp
Lời khuyên của mình là trước khi đấu nối dây các bạn nên dựng các vật dụng, bộ phận đúng vị trí trên xe, rồi sau đó mới thực hiện đấu nối, vì khi đó, việc sử dụng dây điện được hợp lý và cân đối nhất.
Kết quả hoàn thành chiếc xe đạp điện
Mong rằng với hướng dẫn trên đây bạn đã có thể thiết kế xong một chiếc xe đạp điện động đáo cho riêng mình! Chúc thành công!
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N