Các triệu chứng của cúm có thể gồm:
Cúm nếu không biết cách điều trị sẽ kéo dài và rất nguy hiểm
– Sốt
– Ớn lạnh
– Nhức đầu
– Nhức cơ
– Chóng mặt
– Mất cảm giác thèm ăn
– Mệt mỏi
– Ho
– Đau họng
– Chảy mũi
– Buồn nôn hoặc nôn
– Yếu ớt
– Nhiễm trùng tai
– Tiêu chảy
Thông thường, sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất, nhưng ho và yếu ớt có thể vẫn tiếp tục. Tất cả các triệu chứng thường hết trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
Uống thuốc gì khi bị cảm cúm?
Dùng bất cứ thuốc gì khi bị cúm đều phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
Tân dược chữa cảm cúm có thành phần chủ yếu là: paracetamol (acetaminophen) có tác dụng hạ sốt, giảm đau, phối hợp với các dược chất khác như: chlorpheniramin maleat (hoặc loratadin, fexofenadin) có tác dụng chống dị ứng; phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrin hoặc phenylephrin.
Với dextromethorphan có tác dụng giảm ho, tạo thành các biệt dược với hàng trăm tên khác nhau được quảng cáo thường xuyên trên truyền hình, báo in.
Ngoài ra, các thuốc như: paracetamol , phenylpropanolamin và pseudoephedrin… cũng được sử dụng cho những người bị cúm.
Tuy nhiên, dù dùng thuốc gì bạn cũng cần hết sức lưu ý, vì có thể bạn bị dị ứng với thành phần nào đó của thuốc, hoặc một số thuốc chống chỉ định với một số đối tượng như huyết áp cao, tim mạch…Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
Những lưu ý để trị cảm cúm nhanh nhất
– Bổ sung đầy đủ vitamin C
Bổ sung vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm bạn có thể sẽ không muốn ăn thức gì.
– Dùng tỏi trị cúm
+) Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.
+) Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.
+) Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.
+) Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.
Tỏi trị cảm cúm rất tốt
– Sử dụng nghệ và mật ong trị cúm
Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày).
Liều dùng: Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú.
– Chanh và mật ong
Cách làm vô cùng đơn giản: Đun nước sôi ở nhiệt độ cao nhất tiếp đó cho nước cốt chanh vào tiếp tục đun sôi, cuối cùng cho thêm chút mật ong vào là có thể dùng được.
Mật ong có tác dụng giảm đau họng, nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
– Canh gừng
Uống một bát canh gừng cay, còn nóng hổi sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhanh chóng chấm dứt cơn cảm cúm khó chịu.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N