Ngày nay, máy giặt đã trở thành thiết bị gia dụng không thể thiếu với hầu hết các gia đình hiện đại. Đồng thời, ngày càng nhiều gia đình chuyển từ sử dụng máy giặt lồng đứng sang máy giặt lồng ngang bởi những tiện ích mà nó mang lại. Khi mua máy giặt, người tiêu dùng thường được nhân viên kĩ thuật tư vấn kê thêm chân đế cho máy giặt. Tuy nhiên, việc làm này có thật sự cần thiết và có ích. Hãy cùng Websosanh tìm hiểu qua bài viết này.
Chân đế của máy giặt
Máy giặt lồng ngang là loại máy giặt có thiết kế cửa máy giặt mở ngang, vì vậy loại máy giặt này cần không gian đặt máy tương đối rộng, thuận tiện cho cánh cửa mở/ đóng. Cơ chế quay của máy giặt cửa trước có thể đạt tốc độ 1400 vòng/phút, gần gấp 2 lần so với phần lớn các máy giặt cửa trên, giúp quần áo được hong khô nhanh chóng, không phải phơi sấy lâu.
Tuy nhiên, vì loại máy giặt này có tốc độ quay vắt rất lớn nên dù đã được các nhà sản xuất lắp đặt thêm hệ thống chống rung lắc nhưng cũng chỉ giảm được phần nào do nguyên lý hoạt động của máy là phải quay và vắt để tạo va chạm giữa nước xà phòng với mặt vải giúp loại bỏ đất bẩn. Chính vì vậy,các nhà sản xuất thường thiết kế gầm máy chạm với mặt đất để “tiêu hao” bớt sự rung lắc khi vận hành. Nhiều gia đình sau khi kê chân đế cho máy giặt phản hồi lại là máy rung lắc rất mạnh khi vận hành, nhất là khi vắt.
Nếu máy giặt được kê ở nơi khô ráo thì không cần chân đế
Vì vậy, nếu máy giặt nhà bạn để trong phòng tắm, dễ bị nước ngập, để đảm bảo lớp vỏ máy không bị gỉ sét, bạn có thể kê máy trên một hệ thống chân đế vững chắc, độ cao vừa phải để máy không bị quá chênh vênh. Còn nếu kê máy giặt ở nơi khô ráo, trong phòng giặt đồ riêng hoặc trên sân thượng thì không cần chân đế vì mặt sàn tương đối khô ráo, còn hệ thống dẫn nước đã được thiết kế đủ dài hoặc vừa vặn với hệ thống ống thoát nước. Theo khuyến cáo của một số chuyên gia điện máy thì không cần phải kê máy giặt trên các chân đế để tránh gây tiếng ồn khi hoạt động.
H.T
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam