Đánh giá chiếc laptop Dell Precision 3530: Máy trạm giá rẻ đủ tốt!

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Thiết bị có rất nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm lớn nhất chính là hiệu năng không nhất quán. CPU Xeon và GPU Quadro là quá sức với một hệ thống tản nhiệt thông thường. Kết quả là hiệu năng của thiết bị giảm nặng, cùng với đó là nhiệt lượng lớn, tiếng ồn khó chịu.

Thiết kế

Thiết kế khung máy của Dell Precision 3530 có rất nhiều điểm tương đồng với dòng Latitude 5000, và cũng cực kỳ phù hợp cho đối tượng doanh nhân. Toàn bộ máy có màu đen và xám tạo ra thiết kế tối giản mà các khách hàng doanh nghiệp, doanh nhân hướng tới, từ đó người dùng có thể hoàn toàn tập trung vào công việc.

Khung máy có khả năng chống xoắn vặn, cong vênh tốt. Phần kê tay chắc chắn, bản lề vững giữ màn hình ổn định tại vị trí. Độ cứng, chắc của nắp màn hình được đánh giá là trên mức trung bình. Với một lực vừa phải, bạn hoàn toàn có thể làm cong nó.

Cổng kết nối

Sự thay đổi lớn nhất so với thế hệ trước 3510 chính là cách sắp xếp các cổng kết nối. Thế hệ trước có cổng VGA và SIM phía sau, nhưng từ dòng 3520 đã được đặt phía bên cạnh phải. Một cổng đọc thẻ SD, một cổng USB cũng được chuyển từ phía bên phải sang bên trái. Khe gió tản nhiệt chuyển ra phía sau.

Bàn phím – Touchpad

Bàn phím của Dell Precision 3530 phù hợp cho người dùng soạn thảo chuyên nghiệp. Chúng ta có kích thước riêng từng phím lớn (19mm) cũng như bàn phím số chuyên nghiệp. Tấm nền bàn phím chắc chắn, không nề bị cong, tạo lực phản hồi tốt với điểm lực rõ ràng. Các ký tự được in rõ ràng, bàn phím hỗ trợ đèn nên 2 mức độ đảm bảo khả năng hiển thị trong mọi điều kiện ánh sáng.

Touchpad mang lại trải nghiệm di chuột tốt và khả năng nhận diện gần như tức thì. Các nút chuột riêng biệt cũng rất mềm và êm khi nhấn. Thiết bị hỗ trợ tốt các cử chỉ đa điểm, bạn có thể tắt bớt một số thao tác không cần thiết trong driver của máy.

Một lựa chọn khác thay thế chuột trên chiếc 3530 chính là Trackpoint – thường thấy trên các dòng laptop doanh nhân. Trải nghiệm sử dụng khá tốt nhưng không hẳn được như của ThinkPad.

Màn hình

Ngoài trời, khả năng hiển thị bị cản trở khá nhiều vì độ sáng màn hình thấp. Màn hình của máy có thể sử dụng được phần nào đó nếu ở trong bóng râm, gần như không thể dùng được dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Khả năng hiển thị qua các góc nhìn tốt, hình ảnh và màu sắc vẫn rõ ràng và chính xác ngay cả ở những góc nhìn rất hẹp. Màn hình có một chút hiện tượng chảy sáng đèn nền, tập trung ở góc dưới bên phải.

Hiệu năng

Cấu hình của Dell Precision 3530 tự bản thân nó đã mang khá nhiều sự mâu thuẫn. Trong khi Xeon E-2176M là một trong những CPU mạnh mẽ nhất hiện nay, thì Nvidia Quadro P600 lại được thêm vào để giảm chi phí và tiêu thụ năng lượng. Như thông thường, CPU mới thường gặp một số vấn đề về driver, và thiết bị dường như khó có thể khai thác hết toàn bộ tiềm năng của cấu hình. Cả CPU và GPU dường như là quá nhiều cho hệ thống một cách tổng thể, khi mà vấn đề liên quan đến nhiệt lượng tỏa ra vẫn tồn tại khi tải nặng.

Intel Xeon E-2176M thuộc dòng chip Xeon, dựa trên kiến trúc Intel Coffee Lake. Với 6 nhân đa phân luồng, CPU đặc biệt phù hợp với các tác vụ dành cho máy trạm và hỗ trợ các tính năng workstation điển hình, bao gồm ECC RAM. Với xung nhịp cơ bản 2.7 GHz, boost đơn nhân lên 4.4 GHz, bộ vi xử lý này sẵn sàng đốt cháy tất cả nhiệm vụ nặng nề nhất theo cách riêng của nó.

Dù vậy, Precision 3530 không phải là thiết bị điển hình cho sức mạnh của CPU mới. Trong Cinebench R15, CPU mang tới hiệu năng đa nhân nhấn tượng. Nhưng trong bài kiểm tra vòng lặp, tức là chạy liên tục bài test đa nhân 50 lần thì hiệu năng của máy giảm xuống khoảng 18-20%. Nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng throttling do quá nhiệt. Nhìn chung, hiệu năng CPU không thực sự ấn tượng và không khai thác được hết tiềm năng.

Ngay cả khi có hiện tượng throttling CPU như mình vừa đề cập, hiệu năng tổng thể của hệ thống vẫn rất tốt. Sự kết hợp giữa CPU mạnh mẽ, GPU tốt, bộ nhớ lưu trữ PCIe mang lại một hệ thống mượt mà và linh hoạt.

Nvidia Quadro P600 nằm gần cuối về mặt sức mạnh trong dòng họ Quadro, nó chỉ hơn Quadro P500 mà thôi. Nhưng P600 cũng không hề yếu. Đây là chiếc GPU được thiết kế để thay thế Quadro M1200. Hiệu năng từ đó cũng tương đương với M1200, ngang ngửa GeForce MX150 hay GeForce GTX 960M. P600 có 4 GB GDDR5 RAM trên 64-bit bus và 384 nhân CUDA, giống như MX150. Tuy nhiên, Quadro có chất lượng silicon cao hơn và được thiết kế đặc biệt cho công việc thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.

Trên thực tế, Quadro P600 nhanh hơn gấp đi Quadro P500 được thấy trên chiếc ThinkPad P52s. Quador P1000 có hiệu năng tốt hơn từ 10-15%. GPU hoàn toàn có thể xử lý tốt các công việc đồ họa nhẹ và vừa. Những tác vụ nặng nề hơn sẽ xuất hiện hiện tượng nút cổ chai do thiếu hụt hiệu năng GPU.

Khả năng chơi game của máy là có, nhưng bạn cũng không nên kỳ vọng quá nhiều. Như đã nói, P600 có hiệu năng chỉ ngang với Nvidia GeForce MX150. Do đó, đa số những tựa game nặng mới có thể chơi ở độ phân giải 1280 x 720, chất lượng hình ảnh thấp. Một số game có thể chơi ở chất lượng trung bình mà vẫn đạt 30 fps trở lên.

Loa ngoài

Chất lượng âm thanh trên mức trung bình. Âm trầm bị hụt, dải trung và cao vẫn to và rõ ràng. Dell Precision 3530 khá phù hợp khi chỉnh sửa video hoặc audio. Nếu bạn muốn hướng tới vấn đề giải trí như xem phim, nghe nhạc, mình khuyên bạn nên sắm tai nghe hoặc loa ngoài. Âm trầm yếu tạo cảm giác âm thanh phát ra bị mỏng. Nhìn chung, đây là chiếc máy trạm di động và mục đích chính của nhà sản xuất không phải dành cho việc giải trí đa phương tiện.

Tuổi thọ pin

Dell Precision 3530 có thể hoạt động liên tục 9h trong bài test wifi tiêu chuẩn. Máy hoàn toàn có thể trụ được qua một ngày làm việc mà không cần mang theo sạc. Dĩ nhiên còn phụ thuộc vào cường độ công việc, các tác vụ văn phòng và duyệt web đơn giản sẽ tiêu tốn ít pin nhất.

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.