Đánh giá laptop Asus Zenbook S 14 (2024): Core Ultra Series 2 liệu có 'nên cơm nên cháo'?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu bạn không quá quan tâm tới hiệu suất thuần túy, cần một chiếc laptop đủ mạnh để hoàn thành công việc nhưng quan trọng là phải có thời lượng pin tốt, gọn nhẹ, và màn hình đẹp, thì Asus Zenbook S 14 (2024) với con chip Core Ultra Series 2 sẽ là lựa chọn không thể xứng đáng hơn.

Thời điểm ra mắt thế hệ Core Ultra series, tình cảnh của Intel không mấy lạc quan cho lắm. Bởi, thế hệ Meteor Lake đầu tiên của hãng đã bị ‘vùi dập’ không thương tiếc bởi chipset của các hãng khác: hiệu suất GPU kém M3 của Apple, kém luôn cả về pin so với Snapdragon X của Qualcomm. Tệ hơn nữa là đơn vị xử lý thần kinh (NPU) của Core Ultra thế hệ đầu lại khong đủ mạnh để chạy các tính năng AI mới của Windows Copilot+, chỉ có Snapdragon X hay Ryzen AI của AMD mới đáp ứng được yêu cầu này.

Vậy nên, Intel bắt buộc phải tung ra Core Ultra Series 2 để cải biến chiến cuộc với hai mục tiêu chính: gia tăng hiệu suất GPU, NPU, và cải thiện thời gian sử dụng pin. Và một trong những chiếc laptop tiên phong được ‘chọn mặt gửi vàng’ để thử nghiệm hiệu năng của con chip Core Ultra Series 2 mới sẽ là Asus Zenbook S 14, một trong những dòng laptop nổi tiếng với thiết kế đẹp mắt, thiết kế hiện đại với màn hình OLED. Và ta hãy cùng xem xem, liệu với con chip hoàn toàn mới, chiếc laptop Asus Zenbook mới này sẽ mang đến những giá trị hiệu năng như thế nào nhé.

1. Đánh giá thiết kế laptop Asus Zenbook S 14 (2024)

Chiếc laptop Asus mỏng nhẹ này sử dụng ngôn ngữ thiết kế tương tự Zenbook 14 OLED năm 2024, nhưng mỏng và nhẹ hơn. Kích thước 310 x 242 mm gần giông với một chiếc laptop 13.3 inch hơn là 14 inch, với độ dày chưa đến 12mm cùng trọng lượng vỏn vẹn 1.2kg. Màu sắc trên dòng máy này vẫn rất phong phú để người dùng lựa chọn, trong đó ấn tượng nhất là phiên bản ‘sang chảnh’ có màu graphite với lớp hoàn thiện Ceraluminium giả gốm độc đáo, mang đến cho chất liệu kim loại cảm giác mềm mại hơn, một vẻ đẹp cao cấp khó có thể khước từ.

Đánh giá laptop Asus Zenbook S 14 (2024): Core Ultra Series 2 liệu có 'nên cơm nên cháo'?
Ngoại hình của Asus Zenbook S 14 vẫn cao cấp và đầy sang trọng (Ảnh: Mark Coppock).

Thiết kế thấp với góc nghiêng nhẹ giúp việc gõ phím trở nên dễ dàng, và bàn phím của nó cũng mang đến trải nghiệm gõ tuyệt vời nhất mà ta có thể tìm thấy trên một chiếc laptop. Hành trình phím chỉ khoảng 1mm, nhưng cảm giác gõ rất chắc chắn và không có độ lún hay rung lắc.

Đánh giá laptop Asus Zenbook S 14 (2024): Core Ultra Series 2 liệu có 'nên cơm nên cháo'?
Bàn phím và touchpad đều cho trải nghiệm sử dụng tuyệt vời (Ảnh: Mark Coppock).

Touchpad cũng rất tuyệt vời. Nó mượt mà với lớp phủ kính cao cấp, kích thước 12.6 x 7.8 cm hoàn toàn tương xứng đối với một chiếc laptop 14 inch cao cấp. Nó hỗ trợ nhiều cử chỉ bổ sung để điều chỉnh các cài đặt cơ bản như độ sáng và âm lượng, đồng thời đủ nhạy để điều hướng các bảng tính excel lớn hay các ứng dụng sáng tạo phức tạp.

Mặc dù không có nhiều két nối do thiết kế mỏng nhẹ, nhưng Asus Zenbook S 14 (2024) vẫn vượt qua mong đợi với hai cổng Thunderbolt 4, một cổng USB-A và một cổng HDMI 2.1, với Wi-Fi 7 tích hợp, cổng mạng LAN có lẽ là không cần thiết trên chiếc máy này.

Đánh giá laptop Asus Zenbook S 14 (2024): Core Ultra Series 2 liệu có 'nên cơm nên cháo'?
Cổng kết nối có thể không quá phong phú vì kích thước mỏng, nhưng cũng đủ dùng (Ảnh: Mark Coppock).

2. Chất lượng màn hình của Asus Zenbook S 14 (2024)

Màn hình OLED của Zenbook S 14 là một điểm nổi bật khác. Mặc dù không quá sáng – độ sáng SDR tối đa 372 nits – nhưng kích thước 14 inch và độ phân giải 2880 x 1800 mang lại hình ảnh cực kỳ sắc nét, màu sắc sống động. Màn hình này bao phủ 100% sRGB và 99,9% DCI-P3, độ chính xác màu cực kỳ cao để người dùng có thể sử dụng cho bất cứ công việc chỉnh sửa chuyên nghiệp nào.

Đánh giá laptop Asus Zenbook S 14 (2024): Core Ultra Series 2 liệu có 'nên cơm nên cháo'?
Độ sáng màn hình vừa phải nhưng màu sắc rất rộng và chính xác (Ảnh: Mark Coppock).

Âm thanh cũng khá bất ngờ, đầy đủ và phong phú cho một chiếc laptop có không gian nội bộ hạn chế. Bạn có thể nghe nhạc nền ở âm lượng thấp mà không cần tai nghe, và nó cũng rất tốt cho các cuộc gọi video. Tuy nhiên, webcam 1080p thì lại chỉ đạt mức trung bình và độ phân giải và chi tiết so với một số webcam trên các thiết bị Ultrabook cao cấp khác.

3. Cấu hình và hiệu suất của Asus Zenbook S 14 (2024)

Công nghệ Meteor Lake của Intel đã khá cách mạng với kiến trúc chipset linh hoạt hơn, NPU chuyên dụng và GPU mạnh mẽ. Tuy nhiên, kiến trúc Lunar Lake mới không chỉ là một bản cập nhật đơn giản, mà nó như thể Intel đang đặt cược vào hiệu suất từng lõi được cải thiện tay vì tăng số lượng lõi hoặc đẩy mạnh đa luồng. Con chip Core Ultra 9 288V bên trong chiếc Zenbook S 14 dùng để đánh giá này chỉ có 4 lõi P và 4 lõi E, không áp dụng siêu phân luồng. Nó thậm chí còn ít lõi hơn cả thế hệ Meteor Lake.

Nhưng, đáng nói là 8 lõi này được thiết kế để xử lý luồng dữ liệu một cách hiệu quả hơn và có thể chạy với tốc độ lên tới 5.1 Ghz (lõi P) hoặc 3.7 GHz (lõi E). NPU AI Boost giờ đây cung cấp hiệu suất lên đến 48 TOPS, vượt qua mức 40 TOPS cần thiết để trở thành một chiếc PC Copilot+, trong khi GPU Arc Graphics 140V là iGPU đầu tiên sử dụng kiến trúc đồ họa XE2 hiệu suất cao của Intel.

Đánh giá laptop Asus Zenbook S 14 (2024): Core Ultra Series 2 liệu có 'nên cơm nên cháo'?
Xử lý đa luồng không phải thế mạnh của Asus Zenbook S 14 2024, nhưng nó cực kỳ mạnh mẽ với hiệu suất đơn luồng cùng khả năng kiểm soát năng lượng pin (Ảnh: Mark Coppock).

Và, tin tốt là hiệu suất đơn luồng của nó cực mạnh, đạt 2.807 điểm trong Geekbench 6, đánh bại Snapdragon X Elite trên Asus Vivobook S 15 (2.427 điểm) và Ryzen AI 9 HX 370 trên Asus Zenbook S 16 (2.782 điểm). Ngoài ra, kiến trúc mới cũng giúp con chip của Intel chiến thắng trong các bài test render như Cinebench 2024, nó đạt 120 điểm, vượt Asus Zenbook S16 (112 điểm) và Vivobook S15 (106 điểm).

Hơn nữa, Intel cũng tiến xa hơn với hiệu suất GPU. Trong 3DMark TimeSpy, GPU XE2 của Core Ultra 9 288V trên Asus Zenbook S14 (2024) hoàn toàn bỏ xa các đối thủ với điểm số 4.329, hai đối thủ khác chỉ lần lượt đạt 1.848 điểm (Vivobook S 15) và 3.729 điểm (Zenbook S16).

Tuy nhiên, hiệu suất đa luồng của con chip này lại chưa thực sự đạt yêu cầu. Trong Geekbench 6, nó chỉ được 10.360 điểm, một kết quả tốt nhưng vẫn còn kém khá xa số điểm 14.337 (Vivobook S 15) hay 13.508 điểm (Zenbook S 16). Câu chuyện tương tự diễn ra với Cinebench 2024, Vivobook S15 dẫn đầu với 941 điểm, Zenbook S16 877 điểm, trong khi số điểm tốt nhất mà Zenbook S 14 có thể đạt là 502. Nhìn chung, từ số điểm này ta cũng có thể hình dung ra được công việc render 3D có vẻ không phải là một tác vụ thế mạnh của chiếc laptop 14 inch mỏng nhẹ này.

Còn ở khía cạnh NPU, mặc dù vẫn khó đánh giá từ các bài kiểm tra hiện tại, nhưng ít nhất, 48 TOPS mà Intel hứa hẹn sẽ mang lại hiệu suất tốt cho các ứng dụng hỗ trợ.

Dù hiệu suất đa luồng hơi thất vọng, nhưng đây cũng là ý đồ của Intel, họ không định hướng Lunar Lake cho tính toán hiệu suất cao mà là công nghệ mang lại hiệu suất đủ mạnh cùng thời gian sử dụng pin lâu hơn. Trong bài test phát vdeo HD với độ sáng 50%, Zenbook S 14 có thể chạy liên tục trong 17 giờ 9 phút, cải thiện rõ rệt so với con số 12 – 13 giờ từ một thiết bị Meteor Lake tương tự.

Nhìn chung, thời lượng pin của thế hệ Lunar Lake mới chắc chắn sẽ giúp Intel có thêm yếu tố thu hút người dùng, đặc biệt là các đối tượng văn phòng muốn có một chiếc laptop có thể làm việc cả ngày mà không cần sạc giữa chừng.

4. Có nên mua laptop Asus Zenbook S 14 (2024) không?

Mặc dù hiệu suất đa luồng trung bình, nhưng tổng thể tới nói thì Core Ultra Series vẫn là một thành công đáng kể của Intel. Dòng CPU mới này đủ nhanh cho phần lớn người dùng, và những cải tiến về thời gian sử dụng pin, hiệu suất CPU và NPU rất đáng kể. Nó cũng giúp cho chiếc laptop Asus Zenbook S 14 (2024) trở nên nổi bật hơn. Bản thân chiếc laptop Asus 14 inch này đã có thiết kế đẹp mắt và màn hình xuất sắc rồi, khi có thêm Core Ultra Series 2 bên trong, nó hứa hẹn sẽ trở thành người đồng hành đáng tin cậy trong mọi tình huống học tập và làm việc. Đối với những người đặt công việc lên hàng đầu, tin rằng các yếu tố này còn quan trọng hơn cả hiệu suất thuần túy, và điều đó hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho các dòng laptop mỏng nhẹ thế hệ tiếp theo.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.