Đánh giá laptop doanh nhân Dell Latitude E5250

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chiếc Dell Latitude E5250 là một mẫu laptop doanh nhân có độ tin cậy cao, nhờ vào thiết kế bền và chắc chắn, màn hình sáng, hiệu suất làm việc tốt và thời lượng pin cao, cùng mức giá vừa phải.

Ưu điểm: Thiết kế bền, chắc chắn, bàn phím thoải mái, thời lượng pin dài, màn hình sáng và đẹp.

Nhược điểm: Khả năng hiển thị màu sắc không cao, mặt dưới của máy hay bị nóng.

Thiết kế

Chiếc E5250 được thiết kế để làm việc, và bạn có thể nhận ra điều đó ngay từ vẻ ngoài. Nắp của máy được làm từ magie tạo cảm giác cực kì chắc chắn, tuy máy không có những vật liệu “xa hoa” như sợi carbon giống dòng Dell Latitude 7000.

Dưới nắp máy là màn hình cảm ứng 12.5 inch có độ phân giải 1,920 x 1,080 pixel, phía dưới của màn hình là bàn phím dạng chiclet, touchpad và hai phím chuột cứng. Bản lề gắn màn hình với phần thân dưới của máy có thể gập 180 độ giúp chiếc E5250 có thể được đặt phẳng trên mặt bàn và sử dụng như một chiếc máy tính bảng, tuy nhiên phần màn hình không thể tháo rời ra được.

Kích thước của chiếc E5250 là 12.2 x 8.4 x 0.97 inch, và khối lượng của máy với màn hình cảm ứng và bộ pin dung lượng cao là 1.8kg, hơi nặng hơn so với khối lượng trung bình của dòng máy ultrabook cho doanh nhân là 1.5kg.

Nhờ có vỏ được làm từ nhựa tổng hợp cao cấp và magie, chiếc E5250 có độ bền đáng nể. Chiếc laptop này đã qua bài kiểm tra tiêu chuẩn MIL-STD 810G, một bài kiểm tra độ bền của quân đội, đánh giá độ bền của vật về khả năng chịu đựng nhiệt độ cao, va chạm mạnh với vật cứng ở khoảng cách 4 inch hoặc thấp hơn.

Chiếc E5250 cũng mang một bàn phím chống tràn để phòng trường hợp chất lỏng nào đó đổ lên bàn phím, bạn có thể lau sạch nước và tiếp tục đánh máy. Phiên bản màn hình cảm ứng được bảo vệ bởi kính chống xước Corning Gorilla Glass.

Bàn phím và touchpad

Bàn phím của chiếc E5250 khá thoải mái khi đánh máy. Với độ sâu của phím là 1.75 mm và lực nhấn là 60 gram vừa đủ để có thể gõ phím thoải mái, thậm chí hơi mạnh tay. Tốc độ đánh máy của người dùng thử trong bài kiểm tra là 88 từ một phút, tốc độ ngang với đánh máy trên bàn phím desktop.

Bàn phím của chiếc E5250 không có đèn nền (chỉ có phiên bản sử dụng Core i7 có đèn bàn phím).

Touchpad của chiếc E5250 được làm từ nhựa trơn và có độ nhạy khá tốt, dù bề mặt của touchpad hơi trơn. Hai nút chuột rời dưới touchpad có độ cứng cáp tốt và khá nhạy.

Màn hình

Phiên bản của chiếc E5250 được đánh giá có màn hình 12.5 inch với độ phân giải là 1,920 x 1,080 pixel. Màn hình có độ sáng là 347 nit, sáng hơn rất nhiều so với độ sáng trung bình của dòng máy ultrabook là 262 nit.

Tuy nhiên, độ sáng cao không bù đắp được cho khả năng hiển thị màu sắc kém của màn hình chiếc E5250. Màn hình của chiếc E5250 chỉ có thể hiển thị 68.2% dài màu sRGB, thấp hơn nhiều so với các mẫu laptop cùng loại và cả mức trung bình là 77%.

Góc nhìn của màn hình khá tốt. Tuy màu sắc sẽ bị phai khi nhìn ở góc hơn 45 độ, bạn vẫn sẽ nhìn được màn hình đang hiển thị gì ở góc 90 độ.

Màn hình cảm ứng của chiếc E5250 có độ nhạy tốt, bạn có thể di chuyển qua menu và cuộn qua các trang web một cách dễ dàng.

Nhiệt độ

Chiếc E5250 khá nóng sau 15 phút stream video HD. Đáy của máy đạt nhiệt độ khá cao là 40 độ C, vượt ngưỡng nhiệt độ gây mất thoải mái là 35 độ. Touchpad và điểm giữa phím G và phím H có nhiệt độ tương ứng là 25.8 độ C và 30.5 độ. Phần màn hình ngay phía trên máy đạt nhiệt độ là 40 độ C.

Cổng kết nối và webcam

Vì là một laptop doanh nhân, chiếc E5250 có đủ loại cổng kết nối khác nhau. Canh bên trái của máy có mọt jack tai nghe/mic và một khe khóa Kensington. Cạnh bên phải có một khe đọc thẻ SD, một cổng USB 3.0, một cổng Mini DisplayPort. Lưng máy có thêm hai cổng USB 3.0, một cổng HDMI, một cổng Ethernet và một jack cắm sạc.

Webcam của chiếc E5250 có độ phân giải là 1,920 x 1,080 pixel, nhưng hình ảnh mà webcam chụp lại có khá nhiều nhiễu và sạn.

Hiệu suất làm việc và đồ họa

Chiếc E5250 mang CPU Intel Core i5-5200U tốc độ 2.2Ghz cùng với RAM 8GB và ổ SSD 128GB, cấu hình cơ bản này cũng đủ để bạn có thể làm mọi việc mà không có vấn đề gì. Chiếc E5250 không hề lag hay hoạt động chậm ngay cả khi máy đang mở một file văn bản Word, một bảng tính Excel, 9 tab Google Chrome và stream video HD cùng một lúc.

Mặc dù được trang bị ổ SSD, chiếc E5250 lại mất tới 59 giây để sao chép một file đa phương tiện dung lượng 4.97GB, với tốc độ xử lý khá chậm chạp là 86.3 MBps.

Card đồ họa Intel HD Graphic 5500 của chiếc E5250 chỉ đủ để bạn chơi những game đơn giản. Khi chơi thử game World of Warcraft ở mức cài đặt 1080p, chỉ số khung hình trên giây chỉ ở mức 23.9 fps, khá thấp nên sẽ giảm trải nghiệm chơi game của bạn.

Hãng Dell đưa vào chiếc E5250 một vài tính năng để giúp bạn bảo vệ các thông tin quan trọng được lưu trong máy. Các tính năng tùy chọn bao gồm bộ quét dấu vân tay, khe đọc thẻ thông minh hay khả năng kết nối NFC đều để đảm bảo là chỉ có mình bạn có thể tiếp cận với các thông tin được lưu trong máy.

Thời lượng pin

Nhờ vào pin 4-cell, chiếc E5250 đạt thời lượng pin là 8 tiếng 31 phút trong bài kiểm tra pin laptop (lướt web liên tục qua Wi-Fi với độ sáng màn hình ở mức 100 nit). Thời lượng pin này đủ sức để bạn có thể làm việc cả một ngày chỉ với một lần sạc.

Kết luận

Chiếc Dell Latitude E5250 là một mẫu laptop doanh nhân với mức giá vừa túi tiền, có thiết kế bền, cấu hình mạnh mẽ, khả năng làm việc tốt và thời lượng pin dài. Nếu bạn có điều kiện, bạn có thể tìm kiếm phiên bản cao cấp hơn của chiếc E5250, sở hữu CPU Core i7 với sức mạnh lớn hơn và nhiều tính năng bảo mật hơn.

Đức Lộc

Theo Laptopmag

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.
Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Acer Aspire 5 A514-55-5954 được thiết kế với các yếu tố mỏng gọn, nhẹ nhàng, cấu hình tốt để mang đến cho người dùng phổ thông một chiếc laptop văn phòng hiệu quả trong tầm giá 15 triệu đồng.