Ưu điểm: thời lượng pin cao; thiết kế nhẹ và bền; màn hình độ phân giải cao; touchpad thoải mái và nhạy
Nhược điểm: máy nóng nhanh; góc nhìn màn hình kém; hiệu suất đồ họa không cao
Thiết kế
Chiếc Lenovo ThinkPad T431s là mẫu laptop nhẹ nhất trong dòng T-series, với khối lượng là 1.5kg và kích thước là 13.03 x 8.89 x 0.80 inch. Được thiết kế để có độ bền cao, chiếc T431s có thiết kế khung máy chống va đập, đi kèm đáy máy được làm từ magie và nắp máy làm từ sợi carbon. Khoang bàn phím cũng được làm từ magie nhưng được bọc nhựa ABS cứng, và máy còn có bản lề chắc chắn có thể cho phép nắp máy mở tới 180 độ. Theo hãng Lenovo, chiếc T431s đã qua nhiều bài kiểm tra Mil-Spec về độ bền trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ khắc nghiệt, bụi cát, rung lắc và va đập mạnh.
Chiếc T431s mang một vài điểm mới của dòng ThinkPad, chủ yếu về mặt chức năng hơn là mỹ thuật. Thay vì màu đen tuyền của những mẫu ThinkPad trước, chiếc T431s có màu đen than chì với ánh xám khi nhìn dưới ánh sáng trực tiếp.
Thay vì loại sơn mềm, nắp của chiếc T431s có bề mặt nhám cứng nhưng vẫn có thể bị dính dấu vân tay. Nhưng có lẽ điểm khác biệt lớn nhất về mặt thiết kế là TrackPoint không còn có nút chuột đi kèm nữa vì tính năng đó đã được chuyển về touchpad.
Màn hình
Chiếc T431s có màn hình 14 inch độ phân giải 1600 x 900pixel, tuy chưa lên đến full-HD nhưng có hình ảnh tốt hơn màn hình 1366 x 768 pixel. Tuy nhiên, khả năng hiển thị màu sắc và góc nhìn của màn hình không được tốt. Màu sắc không có được độ chân thực cao, dễ bị chói hoặc phai màu. Góc nhìn của màn hình cũng hẹp, hình ảnh sẽ bị nhòe màu nếu bạn nhìn chếch khỏi góc chính diện.
Độ sáng màn hình cũng chỉ vào mức trung bình, đúng 209 lux, tối hơn so với mẫu T430s trước đó. Tuy nhiên, so với nhiều mẫu laptop cùng loại thì màn hình chiếc T431s vẫn khá sáng.
Âm thanh
Loa ngoài của chiếc T431s được đặt ở vị trí khá lạ là ở đáy gần lưng máy, nhưng âm lượng của loa thì lại khá lớn cùng với âm thanh có chất lượng tốt, độ chính xác cao đủ để thỏa mãn những người yêu âm nhạc. Giống với những mẫu ThinkPad khác, chiếc T431s đi kèm phần mềm Dolby Home Theater v4 để bạn có thể tăng chất lượng âm thanh của loa ngoài.
Bàn phím
Chiếc T431s vẫn sử dụng bàn phím dạng chiclet với thiết kế chống tràn giống như những mẫu ThinkPad trước. Các phím có độ nhạy tốt, khoảng cách phím thoải mái, lực gõ đủ để thỏa mãn những người hay đánh máy mạnh tay. Nhờ có bàn phím chất lượng cao, người dùng thử đạt tốc độ đánh máy là 90 từ một phút với tỉ lệ gõ sai là 1%, tốt hơn tốc độ trung bình là 86 từ một phút.
Tuy nhiên, khoảng không để đặt cổ tay ở phía dưới bàn phím lại quá cứng do được bọc nhựa ABS. Cổ tay của bạn sẽ nhanh bị nỏi hoặc thậm chí là đau khi phải đánh máy lâu. Hơn nữa, phần đặt cổ tay cũng bị nóng nhanh khi dùng máy lâu, làm mất cảm giác thoải mái khi đánh máy.
Hàng phím trên cùng của bàn phím là các phím chức năng như chỉnh độ sáng màn hình, phím điều chỉnh âm lượng loa và tắt loa. Bàn phím có đi kèm đèn nền với hai mức độ sáng.
Touchpad và TrackPoint
Giống nhiều mẫu ThinkPad khác, chiếc T431s cũng được trang bị với một pointing stick TrackPoint. Tuy nhiên, hãng Lenovo đã loại bỏ nút chuột đi kèm với TrackPoint. Giờ nút đó được chuyển về phía trên của touchpad. TrackPoint có độ chính xác rất xuất sắc khi di chuyển chuột quanh màn hình.
Touchpad của chiếc T431s có kích thước 3 x 4 inch, khá rộng rãi và có độ nhạy tốt. Các cử chỉ đa điểm cũng hoạt động khá hiệu quả. Zoom và xoay hình được thực hiện rất mượt và nhanh chóng. Các cử chỉ chạm 3 ngon và 4 ngón cũng khá mượt, nhưng việc chạm lướt 3 ngón để cuộn ảnh trong Window Photo có hơi chậm.
Nhiệt độ
Sau khi stream video được 15 phút, touchpad của chiếc T431s có nhiệt độ khá mát là 28.3 độ, bàn phím có nhiệt độ cao hơn là 33.3 độ C và mặt dưới của máy có nhiệt độ là 35 độ. Mặc dù không phải là nơi có mức nhiệt cao nhất, nơi đặt cổ tay có mức nhiệt gây mất thoải mái là 33 độ.
Cổng kết nối và webcam
Mặc dù thân máy chỉ dày có 0.8 inch, chiếc T431s mang rất nhiều loại cổng kết nối khác nhau. Cạnh bên phải của máy có một khe khóa, một cổng DisplayPort và một cổng USB 3.0 có thể sạc các thiết bị khác ngay cả khi laptop đang ở chế độ ngủ hoặc không bật. Cạnh bên trái của máy có một cổng Ethernet, một đầu ra VGA, một khe cắm thẻ SD, một đầu đọc thẻ Smart Card, một jack tai nghe kiêm mic và một cổng USB 3.0 nữa. Sau lưng máy có thêm một khe cắm thẻ SIM.
Webcam của chiếc T431s có thể chụp những bức ảnh sáng và có màu sắc khá tối ngày cả trong phòng không được sáng. Tuy nhiên, khi chụp ảnh với ánh đèn huỳnh quang ngay trên đầu, nhưng vùng tối trong ảnh lại có nhiều nhiễu.
Hiệu suất làm việc và đồ họa
Với CPU Intel Core i5-3437U 1.9GHz, card đồ họa cố định Intel HD 4000, Ram 4GB và ổ cứng 500GB 7,200 rpm, chiếc T431s có thể dễ dàng thực hiện những công việc văng phòng từ nhỏ tới lớn, mặc dù không thể so được với những chiếc laptop trang bị với ổ SSD tốc độ xử lý cao hơn.
Ổ cứng Hitachi 7,200 rpm của chiếc T431s khởi động hệ điều hành Window 8 Professional trong vòng 16 giây, và mất 1 phút 58 giây để hoàn thành công việc sao chép một file hỗn hợp dung lượng 4.97GB với tốc độ xử lý là 43.1MBps.
Chỉ được trang bị với card đồ họa cố định Intel HD Graphic 4000, chiếc T431s có thể chạy các video độ phân giải 4K mà không bị giật hay lag, nhưng không thể chơi những game đòi hỏi đồ họa.
Thời lượng pin
Chiếc T431s đạt mức thời lượng pin là 6 tiếng 59 phút trong bài thử pin. Thời lượng pin này là suýt soát 7 tiếng, hơn 40 phút so với thời lượng pin trung bình.
Kết luận
Chiếc Lenovo ThinkPad T431s kết hợp thời lượng pin dài, màn hình độ phân giải cao, touchpad rộng rãi, bàn phím nhạy và thoải mái, webcam hoạt động tốt trong môi trường thiếu sáng, nhiều cổng kết nối, tất cả đều được gói gọn vào thân máy chỉ nặng 1.5kg. Tuy nhiên, với mức giá là khoảng 17-20 triệu, bạn sẽ có thể sở hữu được nhiều mẫu laptop mới hơn có khả năng tương tự.
Đức Lộc
Theo Laptopmag
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam