Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad S400: laptop tầm trung cho dân văn phòng và sinh viên

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chiếc Lenovo Ideapad S400 là một mẫu laptop tầm trung chạy hệ điều hành Window 8 với thiết kế thanh mảnh, tính di động cao và hiệu suất tốt, nhưng thời lượng pin không được ấn tượng.

Ưu điểm: Thiết kế thân lôi cuốn, bàn phím thoải mái, hiệu suất xử lý và đồ họa khá cao.

Nhược điểm: Thời lượng pin thấp, góc nhìn màn hình hẹp.

So sánh giá laptop Lenovo IdeaPad S400

Thiết kế

Thân nhựa màu ghi tối của chiếc Lenovo Ideapad S400 không thực sự nổi bật nhưng lại toát lên vẻ thanh lịch và đơn giản, với thiết kế góc bo tròn và biểu tượng của hãng Lenovo màu ánh kim. Tương tự như bên ngoài, nội thất bên trong máy cũng rất đơn giản và tao nhã. Bên trong máy cũng được làm từ nhựa, có màu chủ đạo là đen nhám. Không có màu nào khác ngoài nút nguồn màu ghi đậm và các đèn LED.

Với khối lượng là 1.5 kg và kích thước là 13.2 x 9.4 x 0.8 inch, chiếc S400 khá nhẹ so với một chiếc laptop 14 inch ở tầm giá này.

Màn hình

Màn hình độ phân giải 1,366 x 768 pixel của chiếc IdeaPad S400 có độ sáng và khả năng hiển thị màu sắc tốt hơn so với nhiều mẫu laptop khác cùng tầm giá nhưng lại có góc nhìn hẹp.

Các màu sắc được hiển thị khá sinh động và đa dạng, có độ tương phản tốt, thích hợp với phim ảnh và game. Tuy nhiên, góc nhìn của màn hình hơi nông và hẹp, màu sắc bị biến đổi nếu bạn nhìn màn hình ở góc quá 45 độ. Bạn sẽ phải đẩy màn hình ngả ra sau nhiều hơn để xem các nội dung được hiển thị mà màu không bị biến sắc.

Về độ sáng, màn hình của chiếc S400 có độ sáng đo được là 171 lux, thấp hiown so với độ sáng trung bình là 228 lux nhưng vẫn cao hơn một vài mẫu laptop cùng loại như HP Sleekbook 15z (142 lux) và Asus Q200 (116 lux).

Loa ngoài

Loa ngoài của chiếc S400 được đặt ở mặt dưới phía trước của máy. Khoảng không được tạo nên bởi chân máy giúp khuếch đại âm thanh của bộ loa Dolby Advanced Theater v2.

Nếu bạn không đánh máy, loa có âm lượng sẽ đủ lớn để làm một phòng cỡ nhỏ tràn ngập âm thanh. Âm thanh có chi tiết khá tốt, rõ và sinh động. Tuy nhiên, nếu bạn hay nghe nhạc và đánh máy cùng lúc, cổ tay áo của bạn sẽ có thể chặn mất âm thanh từ loa.

Không ngạc nhiên gì khi âm thanh có chất lượng cao nhất khi được phát với chế độ cài đặt sẵn của Dolby. Chuyển sang chế độ Movie hay Game và âm thanh sẽ mất chất lượng tối ưu.

Bàn phím và touchpad

Chiếc Ideapad S400 của Lenovo mang bàn phím loại AccuType. Tuy không có chất lượng bàn phím của dòng ThinkPad cao cấp, các phím màu đen nhám có độ nhạy rất cao. Tuy nhiên, nhiều người sẽ mong muốn phím Tab phải, phím Enter và phím Shift trái có kích thước lớn hơn.

Trong bài thử gõ mười ngón, kết quả của chiếc S400 là 53 từ một phút với tỉ lệ 1% lỗi. Kết quả này hơi thấp hơn so với mức trung bình là 55 từ/phút với tỉ lệ 1% lỗi.

Touchpad Synaptics có kích thước 4.2 x 2.75 inch giúp bạn di chuyển chuột rất nhanh và chính xác, cho dù là bạn đang bôi đen dòng văn bản hay đơn giản là di chuyển chuột quanh desktop. Các cử chỉ cảm ứng đa điểm như cuộn trang hai ngón hay xoay, zoom và chuyển ảnh bằng ba ngón cũng rất nhanh và nhạy, miến là các cử chỉ này được thực hiện ở trung tâm của touchpad.

Lenovo cũng đưa vào chiếc S400 phần mềm Intelligent Touchpad có chức năng bật/tắt “đông cứng” màn hình. Cử chỉ này khá tiện lợi khi bạn muốn khóa máy tính lại mà không muốn làm ngưng việc tải dữ liệu đang được thực hiện. Để “đóng băng” màn hình, bạn hãy lướt 4 ngón tay lên touchpad theo hướng từ trên xuống, và một bóng màu ghi với ngày tháng và thời gian sẽ trùm lấy màn hình. Nếu bạn muốn tiếp tục làm việc, chỉ việc lướt 4 ngón tay theo hướng ngược lại.

Cạnh dưới cùng của touchpad có nhiệm vụ là chuột trái và chuột phải, khá thoải mái khi chạm.

Nhiệt độ

Sau khi xem phim được stream trực tiếp trên Netflix được 15 phút, touchpad của chiếc S400 có nhiệt độ là 28 độ C. Vị trí giữa phím G và phím H có nhiệt độ là 31 độ, còn mặt dưới của chiếc laptop có nhiệt độ là khoảng 29 độ. Các mức nhiệt độ này hoàn toàn nằm dưới mức nhiệt mất thoải mái là 35 độ C.

Webcam

Camera 0.3 MP của chiếc S400 ghi lại hình ảnh và video có độ phân giải 720p bằng phần mềm CyberLink YouCam 4. Dưới ánh sáng huỳnh quang, hình ảnh trông nhợt nhạt và phai màu. Hình ảnh có màu sắc tốt hơn nhiều với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Hình ảnh ở cả hai điều kiện ánh sáng đều có lượng nhiễu khá đáng kể.

Cổng kết nối

Cạnh bên phải của chiếc laptop có hai cổng USB 2.0, một khe đọc thẻ nhớ 2 trong 1, jack tai nghe kiêm micro và jack cắm sạc. Bên trái của máy là một cổng USB 3.0, một cổng HDMI và một nút của phần mềm One Key Recovery của Lenovo.

Hiệu suất làm việc

Chiếc Lenovo IdeaPad S400 sử dụng bộ vi xử lý thế hệ ba Intel Core i3-3217U với RAM 4GB và ổ cứng 500GB tốc độ 5,400 rpm, có khả năng xử lý các công việc liên quan tới mạng xã hội và công việc văn phòng thông thường. Máy vẫn chạy rất mượt ngay cả khi stream video với 6 tab Google Chrome, Internet Explorer và Mozilla Firefox được mở cùng một lúc và hệ thống đang được quét.

Chiếc S400 khởi động hệ điểu hành Window 8 trong vòng 20, tốc độ khởi động khá nhanh. Trong bài kiểm tra chuyển dữ liệu, chiếc S400 sao chép 4.97GB dữ liệu hỗn hợp trong khoảng thời gian là 3 phút 23 giây, với tốc độ xử lý là 25.1 MBps. Tốc độ này dưới mức trung bình là 43 MBps nhưng vẫn nhanh hơn khá nhiều laptop cùng loại.

Đồ họa

Được trang bị với card Intel HD Graphic 4000, chiếc S400 có thể chạy các video độ phân giải cao và chơi các game thông thường. Khi chơi thử “World of Warcraft”, chiếc S400 đạt chỉ số 30 fps với mức đồ họa được cài đặt ở Good với độ phân giải gốc (1,366 x 768).

Tuổi thọ pin

Giống khá nhiều các laptop Window 8 tầm trung khác, chiếc Lenovo IdeaPad S400 có tuổi thọ pin khá thấp. Trong bài thử pin, chiếc S400 đạt thời gian khiêm tốn là 3 tiếng 24 phút lướt web liên tục với Wi-Fi. Thời lượng pin này là thấp hơn nhiều so với mức thời lượng pin của các dòng máy mỏng nhẹ là 5 tiếng 57 phút.

Lời kết

Chiếc Lenovo IdeaPad S400 mang lại cho người sử dụng thiết kế thanh mảnh, hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, khả năng làm việc hiệu quả với mức giá phải chăng. Nếu bạn có thể chịu được thời lượng pin của chiếc laptop này, đây sẽ là một chiếc laptop rất thích hợp cho việc công sở hay để học tập.

Đức Lộc

Theo LaptopMag

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.