Đánh giá laptop Lenovo Yoga 900: siêu phẩm laptop lai mới nhất của Lenovo

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chiếc laptop lai flagship của Lenovo mang tất cả những gì mà người dùng cần ở một chiếc laptop 2 trong 1, với thiết kế đầy tính mỹ thuật, hiệu suất cao và khả năng làm viêc đầy mạnh mẽ cùng với màn hình cực sắc nét.

Ưu điểm: thiết kế tuyệt mỹ; hiệu suất làm việc cao; màn hình đẹp và sắc nét; 4 cổng USB (bao gồm 1 cổng USB Type-C)

Nhược điểm: màn hình hơi tối so với trung bình; phím Shift phải vẫn hơi nhỏ

Thiết kế Lenovo Yoga 900

Chiếc Lenovo Yoga 900 chính là tương lai của dòng máy laptop 2 trong 1. Mặc dù hơi dày hơn so với mẫu Yoga 3 Pro của năm ngoái, chiếc Yoga 900 có thâm máy được làm từ magie rất vững chãi và nội thất bên trong được bọc nhựa giả da rất sang trọng. Nhưng điểm nhấn lớn nhất của chiếc Yoga 900 là hệ thống bản lề dạng dây đồng hồ giống với chiếc Yoga 3 Pro, bản lề này được làm từ 813 bộ phận để đảm bảo là màn hình luôn được giữ chắc dù máy đang được đặt ở tư thế nào đi chăng nữa. Hệ thống bản lề của chiếc Yoga 900 còn chắc chắn hơn cả bản lề của chiếc Yoga 3 Pro.

Cận cảnh bản lề của máy, bạn sẽ thấy những đường thoát tản nhiệt để giúp chiếc laptop này luôn mát, và hãng Lenovo cũng đã cho bản lề đi cùng màu với máy (bao gồm màu cam, màu vàng sâm panh và màu bạc bạch kim).

Cạnh dưới của màn hình có một nút Home cảm ứng và các nút còn lại nằm hoàn toàn ở bên phải. Các nút đó bao gồm một nút nguồn, bên cạnh là nút nhỏ của chức năng OneKey Recover và nút để bật/tắt tính năng khóa bản lề xoay.

Với kích thước là 12.75 x 8.86 x 0.59 inch và khối lượng là 1.2 kg, chiếc Yoga 900 hơi nhỏ và mỏng hơn so với những mẫu laptop lai 13 inch khác, ví dụ như chiếc HP Spectre x360 (12.79 x 8.6 x 0.6 inch, 1.4kg) hay chiếc Microsoft Surface Book (12.30 x 9.14 x 0.51-0.9 inch, 1.5kg). Ngay cả chiếc MacBook Air 13 inch, một laptop nổi tiếng là mỏng và nhẹ trong phân khúc laptop cao cấp cũng có kích thước to, dày và nặng hơn (12.8 x 8.9 x 0.11-0.68 inch, 1.3kg).

Bàn phím và touchpad trên Levono Yoga 900

Giống như đa số những mẫu laptop của Lenovo, chiếc Yoga 900 mang bàn phím với các phím hơi cong xuống giúp phím có cảm giác “ôm” vào ngón tay khi gõ, và tất nhiên là bàn phím cũng đi cùng với đèn nền (có hai mức độ sáng tùy chỉnh). Một nhược điểm của bàn phím là phím Shift vẫn quá nhỏ, một nhược điểm “thừa hưởng” từ mẫu Yoga 3 Pro. Tuy nhiên, bàn phím của chiếc Yoga 900 vẫn rất tuyệt vời, đặc biệt với dãy phím Function bên trên dãy phím số. Các phím này cho phép bạn điều chỉnh độ sáng màn hình, âm lượng hay đóng cửa sổ, bật chế độ máy bay và nhiều tính năng khác nữa. Nhưng bạn nên cẩn thận vì bạn có thể nhấn nhầm nút F4 cũng có chức năng là đóng cửa sổ đang mở.

Các phím có độ sâu là 1.1mm, hơi nông so với độ sâu trung bình là 1.5, nhưng với lực gõ là 58g khá chắc tay nên các phím có độ nhạy tốt và khá thoải mái khi gõ. Khoảng trống đặt cổ tay được bọc nhựa giả da rất mềm mại và nhẹ nhàng, không hề làm cổ tay bạn mỏi khi phải đánh máy lâu.

Touchpad của chiếc Yoga 900 có kích thước là 3.5 x 2.5 inch và không có phím chuột cứng. Bề mặt touchpad mượt và không hề bị lẫn giữa nhấn chuột trái và chuột phải (chiếc Surface Book gặp vấn đề này).

Màn hình Lenovo Yoga 900

Với màn hình kích thước 13.3 inch, độ phân giải 3200 x 1800 pixel, chiếc Yoga 900 có thể hiển thị hình ảnh rất sắc nét, hoàn hảo cho việc xem ảnh hoặc phim. Hình ảnh vẫn sáng và rõ, màu sắc chân thực ngay cả khi nhìn từ góc rộng.

Nhược điểm duy nhất của màn hình chiếc Yoga 900 là độ sáng hơi thấp hơn so với mức trung bình. Với độ sáng cao nhất đo được là 284 nit, màn hình của chiếc Yoga 900 tối hơn so với màn hình của chiếc Surface Book (387 nit) hay chiếc HP Spectre x360 (339 nit).

Khả năng hiển thị màu sắc của chiếc Yoga 900 cũng hơi thấp hơn, hiển thị được 93.2% dải màu sRGB. Về độ chính xác của màu sắc, chiếc Yoga 900 đạt điểm Delta-E là 2.77 (càng gần 0 điểm, màu càng chân thực). Đối thủ lớn nhất của chiếc Yoga 900, chiếc Surface Book đạt điểm Delta-E tuyệt vời là 0.57.

Âm thanh Lenovo Yoga 900

Chiếc laptop lai Yoga 900 được trang bị với bộ loa ngoài của JBL được chứng nhận bởi Dolby DS 10.0 Home Theater Certification. Tuy nhiên, dù đã bật nhạc qua ứng dụng Dolby Audio đi kèm, âm thanh vẫn thiếu đi âm bass mà nhiều người yêu âm nhạc mong muốn. Một nhược điểm nữa là vì vị trí của loa được đặt ở đáy máy nên chất lượng của âm thanh thường bị thay đổi tùy theo bề mặt mà máy được đặt lên và cả tư thế mà máy đang được sử dụng. Bạn sẽ có chất lượng âm thanh tốt nhất khi máy được đặt ở tư thế mái lều.

Cổng kết nối và webcam

Yoga 900 cũng rất xuất sắc về mảng cổng kết nối. Điểm sáng của chiếc Yoga 900 là cổng USB Type-C hai chiều, ngoài ra máy còn có thêm tới 3 cổng USB khác (2 cổng USB 3.0, 1 cổng USB 2.0). Máy vẫn còn đủ chỗ cho một khe đọc thẻ SD ở cạnh trái và jack tai nghe/mic ở cạnh phải. Mạc dù máy không có đầu ra cho video, người dùng có thể nối cổng USB Type-C với bộ adapter DisplayPort.

Để chat video, máy có đi kèm webcam 1MP độ phân giải 720p, và chất lượng hình ảnh của webcam tốt đến ngạc nhiên. Ảnh chụp bởi webcam có độ chi tiết khá tốt và phơi sáng tự nhiên.

Hiệu suất làm việc và đồ họa

Chiếc Yoga 900 được đánh giá mang CPU Intel Core i7-6500, RAM 16GB và ổ SSD 512GB. Với cấu hình này, chiếc Yoga 900 có thể thừa sức xử lý các công việc đơn giản tới công việc yêu cầu cao. Ngay cả khi stream nhiều video, mở cùng lúc 20 tab trình duyệt và phần mềm Photoshop, chiếc Yoga 900 vẫn không hề chậm chạp.

Ổ SSD 512GB của chiếc Yoga 900 mất 28 giây để hoàn thành việc sao chép một file hỗn hợp dung lượng 4.97GB với tốc độ là 181.76MBps. Tốc độ này chỉ thua chiếc Surface Book với tốc độ chóng mặt là 318MBps.

Tuy không phải là một chiếc laptop chơi game, với card đồ họa Intel HD Graphic 520, chiếc Yoga 900 vẫn đủ sức giúp bạn giải trí với những game phổ biến. World of Warcraft chạy với framerate không đến nỗi tệ là 49 fps với mức cài đặt tự động và độ phân giải full-HD.

Nhiệt độ

Mặc dù có thiết kế siêu mỏng, chiếc Yoga 900 vẫn khá mát khi hoạt động lâu. Sau 15 phút stream video, đáy máy đạt nhiệt độ là 33.3 độ C, dưới mức nhiệt gây mất thoải mái là 35 độ. Những điểm khác trên máy có mức nhiệt độ thấp hơn, ví dụ như 30.5 độ tại điểm giữa phím G và phím H, hay 26.6 độ C tại touchpad.

Thời lượng pin

Với thời gian hoạt động là 7 tiếng 57 phút trong bài thử pin laptop, chiếc Yoga 900 có thời lượng pin hơi thấp hơn so với mức trung bình của dòng laptop ultrabook là 8 tiếng 7 phút nhưng cao hơn thời lượng pin của chiếc Yoga 3 Pro của năm ngoái (6 tiếng 5 phút). Tuy nhiên, đối thủ đáng gờm của chiếc Yoga 900, chiếc Surface Book của Microsoft đạt thời lượng pin đầy ấn tượng là 12 tiếng 29 phút.

Đức Lộc

Theo Laptopmag

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.