Thông số kỹ thuật của Lenovo ThinkBook 14s
Màn hình | IPS 14,0 inch FHD (1920 x 1080), chống lóa, 250 nits |
CPU | Intel Core i5 8265U (1.60GHz, lên đến 3.90GHz với Turbo Boost, Cache 6MB) |
Card đồ họa | AMD Radeon RX 540X 2 GB |
RAM | 8GB DDR4 2400 MHz |
Bộ nhớ | SSD 256GB PCIe-NVMe M.2 |
Cổng | (1) USB 3.1 Gen 2 Type-C (âm thanh, video và truyền dữ liệu) (2) USB 3.1 Gen 1 Type-A (luôn luôn bật) (1) âm thanh kết hợp 3,5mm (1) HDMI 1.4b |
Kết nối | Bluetooth 5.2, 802.11 AC (2 x 2) |
Hệ điều hành | Windows 10 Home |
Kích thước | 322,5×222,8×16,5mm |
Trọng lượng | 1,49kg |
Pin | 45 Wh |
Thời lượng pin | Trên 10 giờ |
Đánh giá chi tiết laptop Lenovo ThinkBook 14s
Thiết kế
Nếu phải nhận xét về vẻ ngoài của ThinkBook 14s, tôi sẽ nói nó cực ‘chuẩn mực’. Vẻ ngoài của nó bóng bẩy và sạch sẽ, nhưng đồng thời nó không quá hào nhoáng. Nó không quá dày hay quá mỏng quá nặng hay quá nhẹ. Đơn giản là ‘chuẩn mực’!
Khung máy được làm từ nhôm và phủ màu xám bạc. Màu sắc này trông nó giống với Macbook của Apple hơn là các model màu xám bạc mà chúng ta thường thấy trên thị trường và dĩ nhiên là nó ‘đẹp’.
Ở phía dưới bên phải nắp máy là logo ThinkBook hoàn toàn mới, logo Lenovo ở phía trên bên trái. Cả hai đều được tô màu xám đậm làm tăng thêm cảm giác sạch sẽ, không nổi bật như ThinkPad có thêm chấm đỏ ở chữ ‘i’.
Về độ bền, Lonovo cho biết bản lề hợp kim kẽm của ThinkBook 14s có thể đóng mở lên tới 25.000 lần, đồng thời máy có thể xử lý các sự cố tràn nước không vượt quá 60cc.
Mặt sau của PC có bản lề nòng súng quen thuộc, gắn kết chắc chắn và cho laptop khả năng mở rộng 180 độ, bạn có thể đặt nó trên một đường thẳng nếu bạn muốn.
Cạnh trái laptop là cổng nguồn AC, cổng HDMI 1.4b, cổng USB-C 3.1 Gen 2 và jack 3.5mm. Tin buồn ở đây là do có cổng nguồn AC nên cổng USB-C của nó không thể dùng đế sạc được. Đây có lẽ là thiết kế ‘tréo nghoe’ nhất của dòng ThinkBook. Mặt khác, tin tốt là USB-C Gen 2 sẽ hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ nhanh hơn (10Gbps).
Ở cạnh phải laptop chỉ có 2 cổng USB-A 3.1. Nhìn chung số lượng cổng của nó không nhiều nhưng đều là loại cổng thế hệ mới nhất nên vẫn sẽ đủ đáp ứng nhu cầu xử lý công việc của người dùng.
Màn hình – Âm thanh
ThinkBook 14s có màn hình chống lóa 14 inch độ phân giải 1080p. Nó không hỗ trợ cảm ứng và không có bất kỳ tùy chọn cấu hình nào khác, do đó nếu muốn một chiếc màn tốt hơn bạn chỉ có thể tìm kiếm ở model khác. Mặt khác, màn hình lớn nhưng độ sáng của nó không cao, chỉ có 250 nit mà thôi, thấp hơn cả model ThinkBook 13s (300nit).
Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s
Viền màn hình của nó cực kỳ hẹp (chỉ 4,9mm ở cạnh trái và phải). Viền trên hơi lớn một chút do có thêm Webcam cùng nút gạt bảo mật ThinkShutter để che ống kính khi không dùng đến.
Mặt dưới laptop có hai loa Harman Kardon công suất 2W cho hiệu suất âm thanh rất tuyệt vời. Mình đã test loa với âm lượng to nhất mà nghe vẫn thoải mái, không bị vỡ tiếng.
Bàn phím – Touchpad – Cảm biến vân tay
Bàn phím của ThinkBook 14s lấy nguyên mẫu từ bàn phím ThinkPad để đem lại trải nghiệm gõ thoải mái nhất cho người dùng. Tuy nhiên cấu trúc bàn phím đã được thay đổi một số, ví dụ như không có trackpoint màu đỏ và hành trình phím nông hơn. Dù vậy thì bàn phím này vẫn cho cảm giác sử dụng rất tốt, độ chính xác cao, đèn nền mờ cũng hỗ trợ nhiều trong việc nhận diện nút ở điều kiện thiếu sáng.
ThinkBook 14s sử dụng trackpad của Microsoft Precision, kích thước bàn di lớn và nhạy. Song mình vẫn nghĩ nếu hãng áp dụng luôn trackpad cùng 3 phím bấm của ThinkPad vào ThinkBook thì sẽ tuyệt vời hơn nhiều.
Cảm biến vân tay trên ThinkBook 14s được tích hợp luôn vào nút nguồn, mình rất hoan nghênh thiết kế này so với việc tách chúng riêng ra. Khi nhấn vào nút nguồn máy sẽ khởi động rất nhanh và tự động đăng nhập vào hệ thống, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo tính bảo mật.
Hiệu suất và thời lượng pin
Model mà mình đánh giá trong bài có cấu hình Intel Core i5-8265U, RAM 8GB và SSD 256GB. Thông số này tương đối bình thường nhưng hiệu suất lại cực cao. Intel Core i5-8265U là CPU 15W lõi tứ tám luồng thế hệ Whiskey Lake, không hiện đại bằng thế hệ thứ 10 mới đây. Thế nhưng cá nhân mình đánh giá thế hệ này là tiêu chuẩn khá tốt cho máy tính xách tay và hiệu năng tăng cường của nó thậm chí còn hơn cả CPU Comet Lake nữa.
Về mặt đồ họa, ThinkBook 14s được trang bị GPU AMD Radeon RX 540X 2GB. Thành thật mà nói dung lượng 2GB của nó không giúp ích nhiều khi chơi game hay chỉnh sửa video 8k, nhưng những gì mà nó cung cấp vẫn nhỉnh hơn so với card đồ họa Intel UHD tích hợp. Nói cách khác, có còn hơn không!
Thời lượng pin của ThinkBook 14s cũng không gây thất vọng. Mình đã có 6 giờ test máy với các tác vụ khác nhau và có thể là 8 – 9 giờ nếu chỉ dùng các tác vụ văn phòng cơ bản.
Có nên mua Lenovo ThinkBook 14s hay không?
Model trong bài này với cấu hình CPU Intel Core i5-8265U, AMD Radeon RX 540X 2GB, RAM 8GB, 256GB SSD sẽ có giá khoảng 730 USD (xấp xỉ 17 triệu đồng). Ngoài ra bạn có thể tùy chọn các phiên bản khác với dung lượng RAM và dung lượng SSD khác nhau, giá cả cũng không chênh nhiều.
Là dòng ThinkBook định hướng kinh doanh, ThinkBook 14s là một sản phẩm đầy tính cạnh tranh. Nó sử dụng thân máy màu xám bạc, giúp phân biệt với các máy tính xách tay thương hiệu khác và nó có thiết kế ngắn gọn. Hơn nữa, nó có bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ tám, Radeon 540X và SSD chất lượng tốt. Nói một cách dễ hiểu, ThinkBook 14s là một lựa chọn tốt cho những người trẻ tuổi theo đuổi thời trang và hiệu suất.