Trong hơn một thập kỷ qua, tivi OLED của LG luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong danh sách những tivi 4K tốt nhất. Mặc dù các mẫu cao cấp thường nhận được nhiều sự chú ý hơn, nhưng dòng C-series, đặc biệt là phiên bản có kích thước nhỏ, 42C5PSA, xứng đáng nhận được sự quan tâm tương tự.
1. Thiết kế và chất lượng hoàn thiện: Kế thừa và cải tiến
Về mặt thiết kế, các thế hệ tivi OLED LG C-series gần đây có vẻ ngoài khá tương đồng: viền màn hình siêu mỏng, khung kim loại phay xước thanh mảnh và chân đế trung tâm cho hầu hết các kích thước màn hình. Tuy nhiên, phiên bản 42C5PSA này lại đi kèm chân đế mảnh mai, cần tua vít để cố định và không có tùy chọn điều chỉnh độ cao. Nếu bạn có ý định đặt soundbar phía dưới tivi, hãy chắc chắn loa thanh đó có thiết kế mỏng, hoặc nên treo cả 2 lên tường để có giao diện đẹp mắt nhất.

Ở mặt sau, LG đã phân bổ các thành phần bên trong gần như toàn bộ diện tích màn hình, chỉ có các cạnh bên ngoài giữ được độ mỏng vốn có của tấm nền OLED. Với độ dày 41mm, tivi 42 inch này vẫn có thể được gắn sát vào tường một cách dễ dàng. Các lỗ VESA tiêu chuẩn đều có sẵn. Trọng lượng của tivi chưa đến 10kg, và chân đế cũng không làm tăng đáng kể con số này.

Về độ hoàn thiện, chỉ cách cạnh bên ngoài của mặt sau có lớp hoàn thiện vân sần, phần hộp lớn hơn để chứa mô-đun kết nối vẫn là nhựa đen đơn giản, độ hoàn thiện kém hơn. Tuy nhiên, đây cũng không phải vấn đề lớn gì, vì tivi không cần phải khoe cả hai mặt.
Tất cả các cổng kết nối đều được đặt ở cạnh bên của tivi, ngoại trừ dây nguồn gắn liền. Điều này có thể gây khó khăn hơn một chút trong việc giấu dây. Tuy nhiên, LG có bổ sung thêm một nắp che đi kèm để quản lý dây HDMI và các loại dây khác, không gian đủ để cất giữ dây thừa.
2. Tính năng và kết nối: Sẵn sàng cho game thủ
Bốn cổng HDMI 2.1 ở mặt sau tiếp tục khẳng định tivi OLED 42 inch này là lựa chọn hàng đầu cho game thủ. Mỗi cổng đều hỗ trợ 4K@120Hz, VRR và ALLM (Auto Low Latency Mode) cho người chơi hệ console. Bên cạnh đó, tivi còn hỗ trợ 144Hz Nvidia G-Sync và AMD FreeSync cho người dùng hệ PC. Nhiều đối thủ cạnh tranh vẫn chỉ cung cấp hai trong số các tính năng này, làm hạn chế khả năng kết nối nhiều thiết bị cùng lúc. Màn hình cài đặt Game Board đưuọc tinh giản, hiern thị các thông tin cần thiết mà không che khuất toàn bộ màn hình trong khi chơi game, đây là một điểm cộng lớn.

Các lợi ích khác của cổng HDMI 2.1 trên tivi OLED LG 42C5PSA bao gồm Quick Media Switching (QMS), giúp loại bỏ hiện tượng nháy đen khó chịu khi xem các nội dung trực tuyến, miễn là độ phân giải và dải động của nội dung phù hợp với giao diện của ứng dụng. LG vẫn tiếp tục hỗ trợ 3 định dạng HDR chính là HDR10, HLG và Dolby Vision, không có HDR10+ như thường lệ.
Các cổng kết nối khác cũng khá đầy đủ, với 3 cổng USB-A 2.0, cổng Optical, Ethernet, cổng tai nghe 3.5mm và hai cổng ăng-ten. Wi-Fi 6 cho phép bạn kết nối không dây với tốc độ cao, và Apple AirPlay cũng có mặt để chia sẻ nội dung không dây. Hệ sinh thái SmartHome LG ThinQ được tích hợp chặt chẽ, và tivi có thể hoạt động tốt với các thiết bị IoT hỗ trợ giao thức Matter.
Khả năng kết nối khác cũng khá đầy đủ, với ba cổng USB-A 2.0, cổng âm thanh kỹ thuật số, Ethernet, cổng tai nghe 3.5mm và một cặp cổng ăng-ten. Wi-Fi 6 cho phép bạn kết nối không dây, và Apple AirPlay cũng có mặt để chia sẻ nội dung không dây. Hệ sinh thái nhà thông minh LG ThinQ được tích hợp chặt chẽ, và tivi có thể hoạt động tốt với các thiết bị IoT hỗ trợ Matter.

Về âm thanh, trải nghiệm không thực sự ấn tượng, chí ít là trên model 42 inch này. Tivi chỉ có hệ thống 2.0 kênh, 20W cơ bản, thiếu sự mạnh mẽ bất kể âm lượng. Chế độ AI Sound cũng không cải thiện được nhiều, thậm chí còn gây ra hiện tượng chói tai đối với lời thoại và hiệu ứng âm thanh. Để có trải nghiệm âm thanh tốt hơn khi xem phim và chơi game, bạn nên kết hợp tivi với soundbar. Nếu bạn chọn soundbar của LG, tính năng WOW Orchestra có thể sử dụng cả loa tích hợp của tivi để tạo hiệu ứng âm thanh tốt hơn, tính năng này giống với Q-Symphony của Samsung.
3. Giao diện webOS: Vẫn “ma thuật” nhưng có thêm quảng cáo
Phiên bản weOS 25 mới nhất không có nhiều thay đổi so với năm ngoái, vì vậy những người dùng smart tivi LG hiện tại sẽ cảm thấy quen thuộc. Các thẻ tiện dụng tập hợp tất cả các ứng dụng thể thao, âm nhạc và trò chơi của bạn ở một nơi, và các đầu vào HDMI cùng với các thiết bị SmartHome của bạn sẽ nằm trong Home Hub. Tất cả các dịch vụ streaming lớn vẫn nằm ngay trên màn hình lớn (Youtube, Netflix…), nhưng chúng vẫn phải nhường chỗ cho một biểu ngữ quảng cáo chiếm quá nhiều không gian. Tuy nhiên, LG cũng không phải là thương hiệu duy nhất chèn quảng cáo vào tivi ngay khi bạn bật máy, Google TV còn gây khó chịu hơn nhiều.

Trong năm nay, AI (trí tuệ nhân tạo) đang dần xâm nhập vào mọi khía cạnh của tivi. Nó có thể biến các lệnh thoại của bạn thành bảo vệ màn hình bằng cách sử dụng tạo ảnh dựa trên đám mây, cũng như điều chỉnh cài đặt hình ảnh và âm thanh theo thời gian thực dựa trên nội dung bạn đang xem.
Remote điều khiển năm nay đã được làm mới, tối giản hơn, loại bỏ các phím số, và có phím AI mới. Khi mới mua tivi, bạn cần phải huấn luyện trợ lý ảo trong quá trình thiết lập ban đầu, và sau đó, nếu tivi đang hoạt động dưới profile của người khác thì bạn chỉ cần nói vào remote là nó sẽ tự động chuyển về profile của bạn. Ngoài ra, AI cũng hoạt động như một chatbot, điều chỉnh cài đặt hình ảnh và âm thanh bằng ngôn ngữ dễ hiểu cho những người không quen thuộc với các menu nâng cao của tivi.
LG hứa hẹn sẽ cung cấp các bản cập nhật hệ điều hành trong vòng 5 năm, đây có vẻ là xu hướng tiêu chuẩn cho các tivi mới, nó giúp tivi của bạn không bị lỗi thời về mặt phần mềm cho đến năm 2023.
4. Hiệu năng: Cải tiến nhỏ nhưng đáng hoan nghênh
Bề ngoài, tivi LG 42C5PSA không khác biệt nhiều so với C4. Nó vẫn sử dụng tấm nền WOLED (White-OLED), dành tấm nền OLED bốn lớp tăng cường độ sáng cho dòng G5 đắt tiền hơn. Công nghệ Micro Lens Array (MLA) được sử dụng trong G4 năm ngoái cũng không được áp dụng ở đây, nhưng LG vẫn tìm ra cách để tăng cường độ sáng HDR vừa đủ để giành chiến thắng trong so sánh trực tiếp. Tuy nhiên, sự khác biệt trên mẫu 42 inch này được đánh giá là không rõ rệt như trên các kích thước lớn hơn, vì vậy, những nâng cấp so với năm trước là không quá lớn.

Xử lý hình ảnh được thực hiện bởi bộ xử lý Alpha 9 Gen 8 của LG, và vẫn là một trải nghiệm thị giác tuyệt vời. Khả năng xử lý màu sắc của LG có sự ấm áp và sống động, nhất là trong chế độ Filmmaker, đây là đặc tính mà rất nhiều đối thủ của nó còn thiếu. Chế độ này hỗ trợ Dolby Vision HDR và sử dụng cảm biến ánh sáng xung quanh của tivi để điều chỉnh hình ảnh mà không đi quá xa so với ý đồ của đạo diễn.
Màu sắc hiển thị sống động nhưng tự nhiên, tông màu da được tái tạo tốt và độ sắc nét không bị làm quá lên để trông quá giả. Chuyển động cũng được xử lý tốt, không bị giật hình và không cần phải dùng đến các chế độ xử lý chuyển động mạnh hơn. Tivi nâng cấp rất tốt đối với nội dung 1080p và 2K, với độ phân giải thấp hơn 720p hay 360p, bất kỳ bộ xử lý nào cũng đều sẽ gặp khó khăn trong việc tái tạo chi tiết.

Cuối cùng, mẫu tivi này cung cấp khá nhiều chế độ hình ảnh để người dùng có thể tùy chỉnh theo sở thích cá nhân, thậm chí có cả tùy chỉnh hình ảnh bằng AI. Mặc dù việc lựa chọn giữa hàng loạt sắc thái khác nhau trong quá trình thiết lập ban đầu có thể thay đổi đáng kể chất lượng, tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải lúc nào tùy chỉnh cũng là tốt hơn. Hãy cân nhắc chế độ Filmmaker nếu bạn muốn có hình ảnh sống động và màu sắc tốt nhất.
Màu đen tuyệt đối là điều hiển nhiên trên tivi OLED, nhưng cách 42C5PSA xử lý vùng gần tối và chi tiết vùng tối mới là điểm đặc biệt. Nó có sự chuyển màu rất tinh tế mà các tivi khác khó có thể sánh được.
5. Có nên mua tivi LG 42C5PSA hay không?
C-series của LG từ lâu đã là một trong những dòng tivi OLED luôn nằm trong danh sách tivi đáng mua nhất bất kể nhu cầu của người dùng là giải trí với các nội dung trực tuyến, truyền hình hay chơi game. Tuy không hào nhoáng như G5 đắt tiền hơn, nhưng nó có gần như tất cả các tính năng tương tự và chất lượng hình ảnh không thua kém quá nhiều, đồng nghĩa với việc nó vẫn vượt trội hơn hầu hết đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng đúng với LG 42C5PSA. Đây là chiếc tivi 42 inch tuyệt vời trong tầm giá, với khả năng kết nối làm hài lòng game thủ và sự gia tăng về độ sáng HDR giúp nó dễ dàng vượt mặt thế hệ tiền nhiệm C4.
Mặc dù vẫn có điểm chưa tốt, tỷ dụ như webOS 25 ngày càng trở nên lộn xộn hơn, và các tính năng AI mới không phải quá thực dụng, âm thanh cũng khá cơ bản, nhưng so với các mẫu tivi có kích thước nhỏ tương tự (khá hiếm) hoặc lớn hơn một chút (các mẫu 50 inch), 42C5PSA chắc chắc vượt trội về màu sắc, chi tiết vùng tối và khả năng xử lý chuyển động.
Một vấn đề cuối, có thể là rào cản với phần lớn người dùng, đó là giá bán khởi điểm của smart tivi OLED LG 4K 42 inch 42C5PSA tương đối ‘chát’. Theo công bố của LG thì giá của sản phẩm này khoảng 1.300 USD, ước tính khoảng 32,8 triệu đồng theo tỷ lệ giá hiện tại. Mặc dù những gì nó được trang bị hoàn toàn xứng đáng mức giá cao cấp này, nhưng không phải ai cũng hứng thú đến việc đầu tư cho một thiết bị giải trí kích thước nhỏ thế này.
Tóm lại, LG 42C5PSA là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một chiếc tivi OLED nhỏ gọn với chất lượng hình ảnh xuất sắc, nhiều tính năng tiên tiến và khả năng kết nối đa dạng. Dù cũng có một số hạn chế nhỏ, nhưng chung quy không gây ảnh hưởng đến trải nghiệm tổng thể. Và nếu có bảng danh sách tivi 42 inch tốt nhất năm, chắc chắn 42C5PSA sẽ có một vị trí trong đó.