CEO của Canonical cho biết công ty đã ký kết thành công thỏa thuận đầu tiên với đối tác về việc sản xuất các smartphone chạy Ubuntu Toch – hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux cho smartphone.
Công ty Canonical – đơn vị phát triển hệ điều hành di đông Ubuntu Touch dựa trên nền tảng Linux đã ký được hợp đồng đầu tay với một đối tác sản xuất smartphone.CEO Mark Shuttelworth tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại hội nghị LeWeb. Theo đó, một hãng sản xuất sẽ nhận hợp đồng sản xuất hàng loạt smartphone chay hệ điều hành Ubuntu Touch. Và những chiếc điện thoại thông minh chạy Ubuntu Touch đầu tiên sẽ ra mắt thị trường vào năm 2014 tới. Tuy nhiên Shutelworth đã không tiết lộ danh tính hãng này.
“Chúng tôi đã ký kết hợp đồng đầu tiên với một nhà sản xuất di động” – ông Shutelworth nói – “Chúng tôi đã bước đầu đặt nền móng cho những chiếc smartphone Ubuntu Touch đi ra thị trường”.
Trong một cuộc thảo luận khác, vị giám đốc này cũng chia sẽ thêm: “Chúng tôi đang có bốn nhà phân phối lớn thuộc dạng công ty gia đình với rất nhiều cửa hàng bán lẻ điện thoại trên khắp thế giới. Đặc biệt là tại các thị trường mới nổi và thị trường tiêu dùng sôi động ở Châu Á.”
Phiên bản Ubuntu Touch được xem là một trong những thành công đầu tiên của một công ty công nghệ 9 năm tuổi trong các dự án Ubuntu Linux. Nhưng sẽ còn một thời gian rất dài nữa để hệ điều hành này có thể tìm được một chỗ đứng trên thị trường đang bị thống trị bởi Android của Google và iOS của Apple.
Shuttleworth biết ông sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn phía trước. Chưa dám nghĩ đến các ông trùm Android hay iOS, để cạnh tranh với đối thủ nhỏ hơn như Windows Phone của Microsoft, Tizen của Samsung và Intel, Firefox của Mozilla cũng sẽ là một vấn đề không hề đơn giản. Tuy nhiên, ông cho rằng Ubuntu Touch với một hệ thống phát minh linh hoạt và một giao diện cho phép người dùng tương tác cao sẽ tìm thấy một chỗ đứng thích hợp trên thị trường.
“Số lượng là rất quan trọng. Nhà sản xuất nào cũng muốn sản phẩm của mình xuất hiện ở mọi cửa hàng và được người dùng mua mỗi ngày. Tuy nhiên tôi chỉ hy vọng rằng Ubuntu Touch sẽ chiếm được một phân khúc nhỏ trên thị trường di động toàn cầu.” Vị giám đốc điều hành của Canonical nói.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Ubuntu Touch có thể tìm được chỗ đứng trên chiến trường di động? Có thể việc đặt quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các nhà đầu tư như LinkedLn, Baidu, Facebook, Evernote hay Pinterest sẽ là một cách thức hữu hiệu. Mọi người dễ dàng nhận thấy rằng Android luôn hướng người dùng tới các dịch vụ trực tuyến của Google, vì thế, sẽ có những khách hàng muốn thoát khỏi “Cái Bóng của Gã Khổng Lồ” và tìm đến những nền tảng tự do hơn, Shuttlewworth cho biết.
Ubuntu Touch sẽ đặt quyền lựa chọn sử dụng dịch vụ của người dùng lên hàng đầu và là trung tâm của nền tảng, giúp người dùng có thể tùy nghi sử dụng các dịch vụ mà mình yêu thích. Ngoài ra, một giao diện thiết kế bắt mắt và tươi mới cũng sẽ thu hút sự quan tâm của người dùng.
Một nội dung quan trọng nữa trong hợp đồng mà Canonical đã ký kết bao gồm việc các thiết bị được sản xuất theo hợp đồng sẽ chạy trên nền tảng căn bản Linux, tuy nhiên vẫn có thể cài đặt được Android hoặc Firefox OS. Có thể nói rằng đây sẽ là những thiết bị song sinh của Android, tuy nhiên với cảm hứng mạnh mẽ và cởi mở của Ubuntu. Canonical tin rằng họ sẽ gặt hái được một số thành công nhất định trên thị trường và một ngày không xa, thị trường thiết bị Android sẽ phân chia ra một góc dành cho Ubuntu Touch.
“Chúng tôi không cam kết rằng các smartphone mới sẽ tương thích hoàn toàn với Android, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm cho nó có thể cài được Android song song.”
Nội dung thứ ba trong bản hợp đồng đầu tay của Canonical là liên kết được với một số nhà phân phối như Vodafone, 3, Ê, KT, SK Telecom, Verizon, Deutsche Telecom, T-Mobile, PT và nhiều công ty khác nữa.
Canonical đã phát triển chương trình cốt lõi của Ubuntu Touch cho phép chạy được trên cả smartphone lẫn máy tính để bàn, và trong tương lai gần sẽ cài được trên cả máy tính bảng và TV.
Mark Shuttlewrth thành lập công ty Canonical vào năm 2004 vào ngày kỷ niệm sự xuất hiện của Linux trên máy tính. Kể từ khi thành lập, công ty hoạt động chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng máy chủ điện toán đám mây (tương tự như dịch vụ EC2 của Amazon Web). Và bây giờ, công ty đang bước đầu nhấn chân vào thị trường di động.
Trước đó, Shuttleworth đã bán công ty tư vấn Thawte Consulting cho Verisign vào năm 1999 với giá 575 triệu đô la và sử dụng một phần số tiền đó để tận hưởng chuyến du lịch vào không gian của Nga trên phi thuyền Soyuz vào năm 2002. Sau đó, ông sử dụng phần tiền còn lại để đầu tư thành lập công ty Canonical.
Nếu muốn, Mark Shuttleworth đã có thể giữ nguyên tình trạng kinh doanh máy chủ hiện tại của công ty với một khoản lợi nhuận lớn mỗi năm. Tuy nhiên tham vọng lấn sân sang thị trường di động của ông đã khiến ông phải cật lực chèo lái công ty. Suttleworth cho biết, hiện tại Canonical đang phải cắt giảm một phần lớn lợi nhuật từ mảng hạ tầng máy chủ để bù đắp chi phí đầu tư cho mảng HĐH di động Ubuntu Touch.
“Chúng tôi sẽ phải bù lỗ cho sự đầu tư vào HĐH di động mới Ubuntu Touch ít nhất là vài năm trước khi có thể thu về lợi nhuận từ mảng này.”