1. Lắp đặt hợp lý
Khi lựa chọn điều hòa bạn cần chú ý lựa chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng cũng như dựa vào kết cấu tường, cửa kính và hướng ánh nắng mặt trời. Tránh sử dụng điều hòa có công suất quá nhỏ trong phòng diện tích lớn khiến máy phải khởi động lại liên tục gây hao tổn điện năng.
Việc lựa chọn vị trí đặt cục nóng thích hợp là vô cùng cần thiết để tránh hướng gió thổi trực tiếp. Việc để gió thổi trực tiếp vào bề mặt của máy dễ gây nên hiện tượng đối gió. Gió thổi ngược lại vào bên trong máy khiến cho khí nóng bên trong không thoát ra được và điều hòa nhà bạn phải làm việc với công suất gấp nhiều lần để làm mát căn phòng.
Điều hòa sử dụng lâu ngày sẽ bị bắt rất nhiều bụi và cặn bẩn. Để giữ không khí trong lành cho ngôi nhà, bạn nên thường xuyên lau chùi và thực hiện các hoạt động bảo dưỡng để máy hoạt động tốt nhất. Khi bộ lọc sạch bụi bẩn, công suất của điều hòa giảm đáng kể tới 15%.
2. Chọn chế độ thích hợp trong quá trình sử dụng
Nhiều người truyền tai nhau về công dụng tiết kiệm thần kì khi bật chế độ Dry cho điều hòa. Tuy nhiên không phải lúc nào bật chế độ Dry cũng là lựa chọn tốt nhất.
Hầu hết các điều hòa đều được thiết kế với hai cơ chế làm lạnh là Cool và Dry. Khi ở chế độ Cool điều hòa hoạt động theo nguyên tắc đẩy nhiệt lượng từ trong phòng ra bên ngoài, tác động làm cho phòng mát lạnh khá nhanh nhưng cũng chính vì thế mà tiêu tốn lượng điện lớn.
Bên cạnh đó, ở cơ chế Dry, điều hòa không dùng quá nhiều điện năng do chỉ hoạt động để duy trì nhiệt độ hiện tạo trong phòng và làm giảm độ ẩm không khí. Chức năng làm độ ẩm không khí giảm xuống cũng khiến người dùng cảm thấy dễ chịu hơn do độ ẩm cao thường gây cảm giác bí bách, oi bức. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn Dry khi nhiệt độ ngoài trời không quá cao và khi muốn duy trì nhiệt ở mức ổn định, không nên quá lạm dụng tính năng này đặc biệt trong những ngày nhiệt độ quá cao. Điều này sẽ gây tác dụng ngược khi căn phòng của bạn vừa không đạt nhiệt độ như ý vừa gây hao tổn điện năng.
Ngoài ra, điều hòa có trang bị tính năng hẹn giờ, đây là tiện ích vô cùng hữu dụng để bạn điều khiển nhiệt độ trong phòng hợp lý kể cả lúc ngủ. Bạn nên căn chỉnh để tắt điều hòa hoặc chuyển sang chế đôh Dry khi nhiệt độ trong phòng đã ổn định cũng như khi nhiệt độ ngoài trời giảm. Việc lựa chọn chế độ hợp lý cho điều hòa tùy theo từng trường hợp giúp bạn vừa bảo vệ sức khỏe gia đình vừa tiết kiệm.
3. Hiệu chỉnh nhiệt độ hợp lý
Theo các nhà khoa học, cứ giảm xuống 5 độ C là điều hòa lại cần sử dụng thêm 40% điện năng. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện bạn nên duy trì nhiệt độ trong mức 27-29 độ C. Đây là nhiệt độ được cho là phù hợp nhất với khí hậu Việt Nam và đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Nhiều người có thói quen để nhiệt độ trong phòng rất thấp 20-22 độ C, đây là thói quen không những gây lãng phí điện mà còn có hại cho sức khỏe do bạn có thể bị sốc nhiệt khi ra khỏi phòng điều hòa mỗi khi nhiệt độ bên ngoài quá cao.
Nhiều gia đình có thói quen tắt điều hòa ngay khi ra khỏi phòng với tâm lý tiết kiệm điện. Tuy nhiên đây không phải cách làm hợp lý do mỗi lần khởi động lại, điều hòa tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Nếu bạn ra khỏi phòng không quá lâu thì hãy duy trì nguyên nhiệt độ điều hòa và chỉ nên đóng kín cửa để tránh thoát nhiệt.
Như vậy, bạn chỉ cần lưu ý một vài cách điều chỉnh hợp lý cùng một vài thao tác đơn giản là đã tiết kiệm được rất nhiều điện năng cho chiếc điều hòa của gia đình.