Nhiều gia đình hiện đại ngày nay sử dụng bếp từ như một thiết bị không thể thiếu. Với độ sang trọng, tinh tế, với tính năng đa dạng cùng độ an toàn cao thì bếp từ rất xứng đáng để đầu tư. Trong quá trình dùng thì không thể nào tránh khỏi hiện tượng bếp từ không nhận nồi. Phải làm sao để giải quyết tình trạng này và nguyên nhân là do đâu, hãy cùng khám phá dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây ra tình trạng bếp từ không nhận nồi
Do nồi nấu làm bếp từ không nhận nồi
Đặc thù cấu tạo của bếp từ là hoạt động theo nguyên lý làm nóng vật liệu dẫn điện. Bởi thế khi thấy bếp từ không nhận nồi có thể lý do nằm ở chính dụng cụ nấu của nhà bạn. Khi thấy bếp không nhận nồi thì cần phải check nồi nhà mình xem có phải vật liệu nhiễm từ hay không nhé.
Bếp từ sẽ có một cuộn dây sinh từ ở dưới mặt kính cách điện của bếp. Cuộn dây sẽ truyền nhiệt thông qua kính và dẫn tới đáy nồi nhiễm từ thế nên loại kính bếp phải là loại chịu lực, chịu nhiệt tốt. Hiện nay thì loại bếp từ Đức có kính Scott Ceran từ Đức là ứng cử viên mặt kính cao cấp, chất lượng nhất. Dù là mặt kính nào thì khi dùng đều nên bảo vệ mặt kính, tránh những tác động mạnh ở bên ngoài vào thì bếp mới bền bỉ dài lâu.
Nguyên lý hoạt động của bếp điện từ là làm nóng thông qua mặt kính, chỉ nóng vùng nấu chứ vị trí khác đều không nóng. Thế nên khi dùng rất an toàn, ngoài ra cũng yên tâm vệ sinh vùng không nấu chẳng lo nóng.
Quay lại vấn đề bếp từ không nhận nồi thì mọi vật dụng đun nấu trên bếp đều nên là loại đáy phẳng, dùng nồi có chất liệu nhiễm từ, nhất là nồi inox. Những loại nồi đồng hay nhôm cũng nhiễm từ nhưng mà hiệu suất đun nấu lại thấp bởi khả năng nhiễm từ thấp ngoài ra dễ gây ra hiện tượng mặt bếp quá nóng, nhanh hỏng bếp.
Thế nên khi bếp từ báo lỗi không nhận nồi thì phải xem xét ngay xem bếp nhà bạn đã có chất liệu phù hợp chưa nhé.
Bếp từ không nhận nồi – chú ý vị trí đặt nồi
Nếu đã thấy rằng dụng cụ nấu nướng của gia đình hoàn toàn phù hợp với bếp từ nhưng bếp từ vẫn báo lỗi. Lúc này hãy chú ý đến vị trí đặt nồi xem đã chuẩn chưa. Bởi nhiều trường hợp lỗi không nhận nồi bếp từ là do đặt nồi quá lệch so vị trí vùng nấu. Bếp không nhận diện được dụng cụ và sẽ hiện cảnh báo lỗi (có thể kèm theo tiếng kêu).
Trường hợp khác là khi đang đun nấu thì bếp có sự rung động (đối với những dòng bếp đơn), khiến nồi bị trượt làm bếp cảnh báo lỗi không nhận được nồi. Nhìn chung thì khắc phục tình trạng này đơn giản chỉ cần đặt lại nồi đúng vị trí, hạn chế những dịch chuyển không mong muốn.
Lỗi bếp từ không nhận nồi do cảm biến IC
Rõ ràng có thể sửa bếp từ không nhận nồi tại nhà trong 2 trường hợp phía trên. Nhưng nếu nguyên nhân do cảm biến IC bị hư hỏng thì không nên tự sửa. Bởi đây là bộ phận bên trong của bếp, nếu không biết tháo lắp và am hiểu về điện cũng như bếp từ thì dễ khiến bếp hỏng lây sang các linh kiện khác. Khi cảm biến IC hỏng thì bếp nhận diện nồi kém và thậm chí còn không nhận được nồi. Lúc này hãy liên hệ với những nhân viên bảo hành, nhân viên kỹ thuật để kiểm tra lại bếp và đảm bảo sửa chữa lại duy trì quá trình sử dụng.
Có nên tự sửa bếp từ không nhận nồi tại nhà hay không?
Trên đây là 3 lỗi bếp từ không nhận nồi phổ biến nhất. Trong đó hai lỗi do dụng cụ nấu phía trên thì có thể tự khắc phục được tại nhà. Còn khi bị hỏng bên trong thì không nên tự sửa, hãy liên hệ đơn vị sửa chữa uy tín.