1. Phân loại nồi áp suất
Trước hết, để tìm hiểu cách dùng nồi áp suất hiệu quả, chúng ta cần nhận diện và phân loại thiết bị nấu nướng này và đặc điểm mỗi loại là như thế nào. Hiện nay trên thị trường có 2 loại nồi đó là nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện.
Nồi áp suất đang được nhiều người nội trợ sử dụng để chế biến các món ăn hằng ngày
1.1 Nồi áp suất cơ
Nồi áp suất cơ hay còn còn gọi là nồi áp suất truyền thống được chế tạo bằng thép không gỉ, hoặc nhôm có bộ phận điều chỉnh áp suất bằng van nhảy hoặc van quả tạ. Thường nổi này chỉ có tính năng hầm, người nấu phải vừa canh lửa và vừa canh nước. Vì thế nên hiện nay sản phẩm nồi áp suất cơ đang được thay thế bởi nồi áp suất điện.
1.2 Nồi áp suất điện
Nồi áp suất điện không chỉ làm mềm thực phẩm nhanh chóng mà các sản phẩm nồi áp suất điện đa năng hiện nay còn có thể nấu cháo, nấu cơm, canh, súp, hấp cá. Bà nội trợ chỉ cần vài thao tác cực kỳ đơn giản và tiết kiệm được một khoảng thời gian bằng 1/4 thời gian so với nồi thông thường. Nồi áp suất điện còn có chế độ ngắt tự động nên trong thời gian đó bạn vẫn có thể làm được nhiều việc khác. Nồi có dung tích khoảng từ 2,5 lít, đến 8 lít. Chất liệu của nồi này khá đa dạng: nhôm, inox, hợp kim đen. Hiện nay có nhiều thương hiệu điện gia dụng liên tục tung ra thị trường các sản phẩm nồi áp suất điện thông minh, cực tốt để khách hàng tham khảo và chọn lựa như nồi áp suất điện Hà Lan Philips, nồi áp suất điện đa năng Sunhouse, nồi áp suất, nồi hầm Sharp chính hãng.
1.3. Những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất điện
– Với nồi áp suất điện, không nên đặt nồi quá gần nguồn lửa hay nguồn nước, nhằm tránh tình trạng chập điện hay biến dạng các khớp nối khi sử dụng.
– Khi nấu cần vặn nắp thật kỹ và kín theo đúng chiều của hướng dẫn trên nồi. Lượng thực phẩm nấu chỉ nên chiếm không quá 2/3 nồi. Với những thực phẩm có độ nở lớn, hay trào như nấu cháo hay hầm đậu, cần phải canh độ trào tối đa sao cho không chạm tới nắp để tránh bị bít van xả khí. Đây là cách dùng nồi áp suất cần đặc biệt lưu ý để có thể tăng độ bền của sản phẩm.
– Không được để nồi rơi vào tình trạng cạn nước hoặc cháy xém. Không được dùng nồi để chiên, xào.
– Đọc kỹ hướng dẫn về cách đặt chế độ thời gian phù hợp với từng loại thực phẩm trước khi sử dụng nồi.
– Do vậy, tốt nhất nên để áp suất trong nồi giảm một cách tự nhiên để bảo đảm thực phẩm được mềm như ý muốn, vừa tránh được việc xảy ra tai nạn khi đột ngột mở nồi của người dùng.
– Trong trường hợp cần mở nồi để bỏ thêm thực phẩm vào, thì hãy luôn nhớ nhấn van xả cho đến khi hết hơi hoàn toàn mới mở nắp.
– Luôn phải chùi rửa sạch sẽ nồi bằng vải mềm sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt là các phần các khớp nối và van để tránh gỉ sét hay nghẹt van.
Trên đây là những cách dùng nồi áp suất điện bạn cần phải luôn ghi nhớ trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn nhất cho người dùng.
Cần phải bỏ lượng thức ăn vừa phải vào nồi áp suất trước khi nấu
2. Chuẩn bị trước khi nấu
2.1 Lượng thức ăn
- Đặt tất cả thức ăn và đổ lượng chất lỏng cần thiết vào nồi áp suất, bạn hãy nhớ luôn sử dụng những loại chất lỏng có khả năng bốc hơi khi đun sôi như nước, súp, rượu, bia hoặc sữa.
- Mức độ để thức ăn vào nồi: nên bỏ lượng thức ăn vừa đủ, không bao giờ được để đầy thức ăn vào nồi, vì thức ăn quá đầy khi quá trình sôi sẽ dẫn đến trào chất lỏng ra ngoài.
- Thức ăn như rau, thịt, cá: không được để hơn quá 3/4 nồi
- Ngũ cốc như gạo: không được để hơn quá 2/3 nồi
- Chất lỏng hay một số đậu khác như: súp, đậu lăng, đậu Hà Lan: không được nhiều hơn quá 1/2 nồi.
2.2 Kiểm tra khóa chốt và đặt nồi
Đây là bước kiểm tra rất quan trọng trong cách sử dụng nồi áp suất an toàn bạn cần phải lưu ý.
- Trước khi sử dụng nồi bạn nên kiểm tra chốt khóa, thanh trượt, xem thử chúng có hoạt động tốt không, chúng có bị khóa hay thức ăn bám vào không. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra thì phải khắc phục ngay lập tức, kiểm tra xem thử vòng đệm có đặt đúng vị trí chưa.
- Khi đậy nắp bạn phải luôn nhớ đặt mũi tên của tay nắm phía dưới và thanh trượt của tay nắm phía trên sẽ xoay và khóa lại khi bạn xoay 2 tay nắm cùng hướng với nhau, khi nào nắp nồi không thể nhắc lên được nữa nghĩa là bạn đã làm đúng.
- Sau khi đậy được nắp nồi, bạn hãy dùng một tay để nắm tay nắm phụ, tay kia thì nắm giữ vào 2 tay nắm còn lại. Không nên chỉ nắm tay nắm trên hay là tay nắm dưới vì như thế sẽ dễ làm hỏng nồi. Nên nắm giữ chắc chắn rồi hãy nhấc nồi lên, và đặc biệt không được kéo lê nồi.
2.3 Đặt nồi lên bếp
- Nồi nên được đặt lên bếp gas một cách chắc chắn. sau khi đặt nồi trên bếp gas, cần kiểm tra để đảm bảo ngọn lửa không bị tràn ra bên hông của nồi. Không được để ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận tay nắm của nồi. Đây là cách dùng nồi áp suất an toàn tránh cho bạn gặp sự cố bỏng khi cầm vào tay nắm của nồi.
- Cần phản sử dụng nồi áp suất trên các mặt phẳng nhiệt có đường kính tương đương hoặc là nhỏ hơn để tránh nguồn nhiệt có thể ảnh hưởng đến các tay nắm, mặc dù là chúng được làm bằng vật liệu chống cháy.
3. Trong khi nấu món ăn bằng nồi áp suất
Khi bắt đầu nung nóng, một lượng nhỏ hơi nước sẽ được thoát ra ở vị trí chốt chỉ thị nấu ở giữa nắp nồi và ở chốt khóa. Ban đầu thì hơi sẽ thoát ra ở vị trí chốt khóa nhưng sau đó chốt này sẽ tự động đóng lại, và sau một thời gian khi mà áp suất trong nồi đủ mạnh nó sẽ đẩy chốt chỉ thị nấu lên và từ đó hơi nước sẽ thoát ra ở vị trí chốt chỉ thị nấu ở giữa nắp nồi.
4. Khi nấu xong và xả hơi
Đây là lúc vô cùng quan trọng trong cách sử dụng nồi áp suất đúng cách, nếu trong quá trình này bạn làm sai có thể dẫn đến bị bỏng hay các tai nạn đáng tiếc khác. Khi nấu xong bạn cần nhấc van an toàn từ từ ra khỏi vị trí ban đầu để có xả bớt áp lực ở trong nồi. Sau một khoảng thời gian kết thúc nấu hãy mở nắp nồi. Lưu ý là khi nắp nồi không còn bị áp lực bên trong nữa làm gắn chặt vào thanh gài thì lúc đó hãy xoay nắp nồi thật chậm để hơi nóng bên trong được thoát ra. Khi mở nắp nồi, bạn nên nghiêng mặt sang một bên để tránh hơi nóng không bốc thẳng vào mặt, gây nguy hiểm.
5. Cách làm giảm áp suất
Sau đây là những hướng dẫn giảm áp suất sau khi nấu xong của cách dùng nồi áp suất một cách an toàn.
- Giảm áp suất tự nhiên: Đây là một cách giảm áp suất phù hợp với các món thịt hầm hay những thức ăn tạo nhiều bọt khi nấu hoặc những là những món lỏng, có nhiều nước. Bạn chỉ cần để nồi nguội một cách hoàn toàn, áp suất sẽ được giảm theo một cách tự nhiên.
- Giảm áp suất bằng nước lạnh: Là một phương pháp nhanh nhất để làm giảm áp suất trong nồi và là được sử dụng phù hợp khi nấu các loại rau, củ. Quá trình nấu sẽ nhanh chóng kết thúc sẽ tránh cho tình trạng rau, củ không bị mềm nhũn, chín quá mức. Hãy đặt nồi áp suất vào vòi nước, rồi sau đó giữ nồi nằm ở một góc xiên và cho dòng nước chảy lên phần viền bên ngoài của nắp nồi sao cho nước chỉ chảy lên phần nắp nồi. Tuyệt đối bạn không được để nước chảy trực tiếp vào lỗ thông hơi hoặc phần van của nồi.
- Giảm áp suất nhanh chóng: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp bạn muốn cho thêm một số nguyên liệu vào món ăn, ví dụ như cho thêm rau vào sau khi đã hầm xong phần thịt. Các loại nồi áp suất hiện nay đều có một thiết kế một loại van đặc biệt để sử dụng trong trường hợp này. Bạn chỉ cần dùng một cái muỗng nhấn vào van xả là ngay lập tức áp suất sẽ giảm. Cần phải chú ý là không sử dụng phương pháp này đối với những thức ăn có nhiều nước hoặc có xu hướng nổi bọt lên trong quá trình nấu vì phần bọt này sẽ gây bít van. Phương pháp này cũng không nên áp dụng đối với các món có thịt vì việc giảm áp suất nhanh chóng có thể làm thịt bị cứng lại.
Trên đây là những hướng dẫn sử dụng nồi áp suất điện cực kỳ quan trọng để làm giảm áp suất nồi sau khi nấu xong đối với từng loại thức ăn khác nhau. Bạn nên cần phải nhớ kỹ để đảm bảo nấu đúng cách và món ăn của bạn sẽ được ngon hơn.
Cần phải thật cẩn thận khi làm giảm áp suất nồi sau khi nấu
Sau khi sử dụng nồi áp suất bạn phải thường xuyên vệ sinh van an toàn và ống xả của nồi để bảo đảm an toàn hơn khi sử dụng nồi áp suất cho những lần sau. Với những thông tin cực kỳ hữu ích, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về sản phẩm cùng như có thêm kinh nghiệm khi chọn mua vật dụng thiết bị nhà bếp chất lượng.