Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra mã lỗi điều hòa Electrolux
Để kiểm tra mã lỗi điều hòa Electrolux, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
+ Bước 1: Hướng điều khiển từ xa về phía dàn lạnh.
+ Bước 2: Đồng thời nhấn và giữ nút “CHK” hoặc nút “Check” cho ới khi màn hình hiển thị 2 số 00.
+ Bước 3: Nhấn vào nút mũi tên lên – xuống, khi điều hòa hiển thị mã lỗi kèm theo tiếng bíp thì đó chính là lỗi mà điều hòa Electrolux đang gặp phải.
Bảng mã lỗi điều hòa Electrolux ký hiệu số và chữ
Bảng mã lỗi điều hòa Electrolux ký hiệu số và chữ gồm các lỗi sau:
+ Mã lỗi E1: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng.
+ Mã lỗi E2: Bảo vệ chống đóng băng.
+ Mã lỗi E3: Môi chất lạnh bị tắc nghẽn hoặc rò rỉ.
+ Mã lỗi E4: Bảo vệ máy nén xả nhiệt độ cao.
+ Mã lỗi E5: Bảo vệ quá dòng AC.
+ Mã lỗi E6: Lỗi giao tiếp giữa dàn lạnh và dàn nóng.
+ Mã lỗi E8, H4: Cảnh báo nhiệt độ cao.
+ Mã lỗi H6: Không có phản hồi từ động cơ (motor) quạt dàn lạnh.
+ Mã lỗi LP: Lỗi giữa dàn nóng và dàn lạnh.
+ Mã lỗi L3: Lỗi động cơ quạt dàn nóng.
+ Mã lỗi L9: Bảo vệ dòng điện.
+ Mã lỗi F0: Môi chất làm lạnh tích tụ.
+ Mã lỗi F1: Cảm biến trong phòng bị hở hoặc ngắn mạch.
+ Mã lỗi F2: Cảm biến đường ống dàn lạnh bị hở hoặc ngắn mạch.
+ Mã lỗi F3: Cảm biến dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch.
+ Mã lỗi F4: Cảm biến đường ống dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch.
+ Mã lỗi F5: Cảm biến xả bị hở hoặc ngắn mạch.
+ Mã lỗi F6: Giới hạn quá tải/sụt.
+ Mã lỗi F8: Giới hạn quá dòng/sụt.
+ Mã lỗi F9: Cảnh báo nhiệt độ xả cao.
+ Mã lỗi FH: Giới hạn chống đóng băng.
+ Mã lỗi H1: Rã đông.
+ Mã lỗi H3: Bảo vệ chống quá tải máy nén.
+ Mã lỗi H5: Bảo vệ IPM.
+ Mã lỗi HC: Bảo vệ PFC.
+ Mã lỗi EE: Lỗi EEPROM.
+ Mã lỗi PH: Bảo vệ điện áp PN cao.
+ Mã lỗi PL: Bảo vệ điện áp PL thấp.
+ Mã lỗi U7: Lỗi bất thường van 4 chiều.
+ Mã lỗi P0: Tần số thấp máy nén ở chế độ chạy thử.
+ Mã lỗi P1: Tần số định mức máy nén ở chế độ chạy thử.
+ Mã lỗi P2 Tần số tối đa máy nén ở chế độ chạy thử.
+ Mã lỗi P3: Tần số trung bình máy nén ở chế độ chạy thử.
+ Mã lỗi LU: Cảnh báo công suất.
+ Mã lỗi EU : Cảnh báo nhiệt độ.
Các mã lỗi khác trên điều hòa Electrolux
Bên cạnh các lỗi phổ biến ở trên thì còn một số lỗi khác xảy ra trên điều Electrolux. Cụ thể:
- Lỗi mất nguồn
+ Dấu hiệu: Mở cầu chì không nghe thấy tiếng bíp của điều hòa.
+ Nguyên nhân: Hở mạch, cầu chì lỏng hoặc hỏng board điều khiển trên dàn lạnh.
- Remote không hoạt động
+ Dấu hiệu: Hướng điều khiển từ xa về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và nhấn nút nhưng điều hòa không phản hồi lại.
+ Nguyên nhân: Điều khiển hỏng, hết pin hoặc board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hỏng.
- Lỗi gió thổi ra dàn lạnh có mùi hôi
+ Dấu hiệu: Điều hòa Electrolux có mùi hôi khó chịu.
+ Nguyên nhân: Điều hòa có mùi hôi của gas do dàn lạnh bị xì gas hoặc có mùi nấm mốc do lâu ngày chưa được vệ sinh, bảo dưỡng.
- Sự cố dàn lạnh
+ Dấu hiệu: Dàn lạnh bị chảy nước, vỏ dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra dàn lạnh ở dạng sương, dàn lạnh đóng tuyết.
+ Nguyên nhân: Dàn lạnh bị chảy nước do ống xả bị tắc kẹt, dàn lạnh đóng tuyết do quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm.
- Điều hòa không mát
+ Dấu hiệu: Cảm giác thấy không khí ngột ngạt, nóng khi sử dụng điều hòa.
+ Nguyên nhân: Điều hòa hết gas hoặc thiếu gas, quạt dàn nóng có thể gặp sự cố, board dàn lạnh bị hỏng.
Trên đây là các mã lỗi trên điều hòa Electrolux kèm theo đó là cách kiểm tra mã lỗi mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi sử dụng điều hòa Electrolux!
Một số mẫu máy điều hòa Electrolux nổi bật tại Việt Nam hiện nay bạn có thể tha k khảo khi có nhu cầu mua gồm; Electrolux Inverter ESV12CRR-C3 – 12.000BTU; Electrolux Inverter 9000BTU ESV09CRR-C7; Electrolux Inverter ESV12CRO-B1 – 12.000BTU; Electrolux Inverter ESV09CRR-C3 – 9.000BTU; Electrolux Inverter ESV18CRR-C3 – 18.000BTU; Electrolux Inverter ESV09CRO-B1 – 9.000BTU; Electrolux Inverter ESV09CRO-D1 9.000BTU; Electrolux Inverter ESV12CRO-D1 – 12.000BTU; Electrolux Inverter ESV18CRO-D1 – 18.000BTU; Electrolux Inverter 9000BTU ESV09CRS-B2…